Đối với những nhà đầu tư có số vốn lớn, quy mô kinh doanh sẽ tiếp tục mở rộng thì việc thành lập doanh nghiệp là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, với những cá nhân, hộ gia đình có số vốn nhỏ, quy mô kinh doanh không quá lớn thì hình thức hộ kinh doanh được coi là phương án tối ưu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh tế, được phép hoạt động thương mại tuy nhiên không được coi là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy không được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
1. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu trên thì chỉ cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình được đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ trường hợp một nhóm người không phải là thành viên hộ gia đình khỏi đối tượng được phép thành lập hộ kinh doanh.
b) Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh:
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
2. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ của hộ kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Lệ phí giải quyết: theo Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định, thông thường là 100.000 đồng/lần.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CỦA LUẬT SAO VIỆT
Thấu hiểu tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý trong việc bắt đầu kinh doanh, Công ty Luật TNHH Sao Việt tự hào đã và đang cung cấp các gói dịch vụ, nhóm giải pháp tối ưu nhất cho hàng trăm cá nhân, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề cả trong và ngoài nước. Khi được ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý thay khách hàng, CHÚNG TÔI sẽ:
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thành lập hộ kinh doanh;
– Tư vấn cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, đặt tên công ty, tỷ lệ góp vốn….vv và đưa ra các phương án tối ưu để khách hàng tham khảo và lựa chọn;
– Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty, chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký kết;
– Thay mặt khách nộp và theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển phát tận nơi cho khách hàng;
_ Các dịch vụ tư vấn pháp lý khác theo yêu cầu.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com