Start-up hay khởi nghiệp không còn là một cái gì đó quá xa lạ với giới trẻ năng động, sáng tạo và dễ hòa nhập, đặc biệt nó rất phù hợp với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập của nước ta hiện nay. Như một xu thế chung, các khóa đào tạo về kỹ năng start-up mở ra rất nhiều nhưng ở một khía cạnh nhà làm luật và hiểu biết pháp luật, gần như chưa thấy khóa học nào đi sâu đến vấn đề sẽ theo suốt dự án – Pháp lý khởi nghiệp.

Nhắc đến điều 292 BLHS 2015 có lẽ cũng khiến bạn cảm thấy chột dạ vì biết đâu ở một văn bản luật khác, chính start-up của bạn cũng đang vi phạm. Vấn đề pháp lý, nếu không nắm rõ thì rất dễ sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối, và lẽ tất nhiên, không nhiều thì ít, chúng cũng sẽ trở thành những rào cản cản trở việc bạn thực hiện kế hoạch của mình.

Lời khuyên của chúng tôi là nếu các bạn có một ý tưởng tuyệt vời, một kế hoạch tuyệt vời thì hãy tìm đến sự vững chắc về mặt pháp lý, cái mà một đơn vị luật có thể cung cấp cho bạn. Đừng cố gắng làm những gì mà bạn thực sự không biết, không phải chuyên môn của mình. Khi khung pháp lý của doanh nghiệp đã rõ ràng, chúng sẽ không còn là rào cản, mà sẽ là điểm tựa cho người khởi nghiệp vững tâm, điểm tựa cho doanh nghiệp phát triển.

Về cơ bản, trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tóm tắt các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp nhất trong quá trình khởi nghiệp của mình.

Các vấn đề pháp lý của start-up

1.      Các vấn đề về thủ tục trước và sau khi khởi nghiệp.

Bạn có ý tưởng kinh doanh và muốn triển khai ý tưởng kinh doanh trong thực tế thì bước đầu tiên cần thiết là thành lập doanh nghiệp và thực hiện thủ tục về thuế, kế toán sau thành lập. Mặc dù các quy định của pháp luật cũng như thủ tục về thành lập doanh nghiệp và các hoạt động bắt buộc sau thành lập rất dễ có thể tìm kiếm trên internet, tuy nhiên không phải ai hiểu rõ, hiểu đúng các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Mà không đúng quy trình thực hiện thì nó sẽ là ác mộng với những người vốn đã rất ít thời gian cho các thủ tục hành chính. Chúng tôi có một số bài viết về vấn đề này. Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của chúng tôi tại :

Các vấn đề trước khi thành lập doanh nghiệp

Các công việc kế toán sau thành lập doanh nghiệp

2.      Các thủ tục liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, tùy vào ngành nghề kinh doanh hay định hướng phát triển của chủ start-up mà phải chuẩn bị các thủ tục hành chính, các loại giấy phép kinh doanh bắt buộc phải có đối với ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ như kinh doanh quán karaoke phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy, kinh doanh bánh mỳ thịt phải có chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm …

Hay các thủ tục cần thiết khác về hỗ trợ doanh nghiệp, đăng ký ISO, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

3.      Các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

Yếu tố làm nên sự thành công cho một start-up đó chính là sự khác biệt, sự mới mẻ và sự cần thiết đến từ sản phẩm, logo, thương hiệu họ mang đến cho thị trường nên vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề sống còn với mỗi start-up. Điều đầu tiên (thậm chí trước cả khi đăng ký kinh doanh) chủ start-up có thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các sản phẩm được tạo nên bởi bên thứ 3 khi nhờ gia công hoặc nhờ sản xuất hộ cần có những thỏa thuận bằng văn bản về chủ sở hữu cũng như các chính sách bảo mật để tránh bị ăn cắp bản quyền.

Nếu vướng vào những tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ khi ý tưởng kinh doanh đã lớn mạnh, chắc chắn, thiệt hại là rất lớn. Vì vậy, các vấn đề về sở hữu trí tuệ phải nên được chuẩn bị từ trước.

Một số văn bản về SHTT các startup nên tham khảo:

-         Luật sở hữu trí tuệ

-         Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

-         Nghị định 22/2018/NĐ-CP 

4.      Các thỏa thuận nội bộ

Đụng chạm đến quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên trong dự án luôn gây những bất đồng nội bộ nếu không có những thỏa thuận bằng văn bản trước đó. Thay vì thỏa thuận bằng miệng, các thành viên cần có những thống nhất bằng văn bản trên tinh thần công bằng – tự nguyện – thống nhất – cùng có lợi.

Ngoài ra, điều này cũng áp dụng với hợp đồng lao động khi thuê nhân viên, các quy chế lương thưởng, các phiếu thu chi hay các hợp đồng hợp tác với đối tác.

Một thỏa thuận khác cũng không kém quan trọng – thỏa thuận về chính sách bảo mật, mọi công ty đều có các bí mật kinh doanh, thông tin tuyệt mật về các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những công ty về công nghệ. Việc ký kết với mục đích không được tiết lộ các bí quyết kinh doanh ra bên ngoài là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Có thể quy định trong thỏa thuận về việc nhân viên không được phép tiết lộ cho bên thứ 3 các thông tin bảo mật của công ty, ngay cả khi không còn làm việc tại công ty nữa.

Xem thêm : Tổng hợp các văn bản cần thiết cho doanh nghiệp

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer