BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2024/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2024 |
Căn cứ Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình), gồm:
1. Hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2) quy định tại khoản 2 Mục III Chương trình, bao gồm: hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Tiểu dự án 2 Dự án 4) quy định tại điểm b khoản 4 Mục III Chương trình.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình.
HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO
Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục III Chương trình.
1. Bảo đảm nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia quy định tại Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
2. Bảo đảm điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
3. Xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch, mô hình, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất (sau đây viết tắt là dự án) bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới.
4. Dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng khác tham gia dự án; phù hợp với lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng, miền; phù hợp với nhu cầu thị trường và bảo đảm hiệu quả bền vững.
5. Ưu tiên hỗ trợ các dự án quy định tại điểm b khoản 2 Mục III Chương trình và khoản 1 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP); ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 4 Điều 21, khoản 4 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
6. Nội dung và mức chi đặc thù của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 57 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2023/TT-BTC).
Điều 5. Cơ quan, đơn vị thực hiện và nội dung hỗ trợ thực hiện dự án
1. Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án
Bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị thực hiện dự án) tổ chức thực hiện dự án theo quy định.
2. Nội dung hỗ trợ thực hiện dự án
Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Mục III Chương trình, Điều 20, Điều 21, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 12 và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
1. Thông báo lựa chọn hồ sơ đề nghị dự án
Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án thông báo lựa chọn hồ sơ đề nghị dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở chính của cơ quan, đơn vị về: tên dự án; nội dung hoạt động dự án; thời gian thực hiện; nguồn kinh phí; thời hạn đăng ký; địa chỉ tiếp nhận đề xuất; hình thức tiếp nhận.
2. Lập hồ sơ đề nghị dự án
a) Đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề nghị dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
b) Khi lập hồ sơ đề nghị dự án, đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến tổ chức thực hiện dự án để khảo sát lựa chọn nội dung hoạt động, đối tượng tham gia, địa bàn thực hiện dự án bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thẩm định, lựa chọn, phê duyệt dự án thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
4. Tổ chức thực hiện dự án
a) Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án tổ chức thực hiện dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) và quy định của pháp luật liên quan.
b) Đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức thực hiện dự án thông báo nội dung cơ bản của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng có liên quan tham gia dự án.
c) Đơn vị chủ trì liên kết, các bên liên kết thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
d) Đơn vị chủ trì liên kết tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án với cơ quan, đơn vị thực hiện dự án theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này khi có yêu cầu và khi kết thúc dự án.
Điều 7. Xây dựng và thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
1. Xây dựng, phê duyệt dự án
a) Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt dự án theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án thông báo kế hoạch lựa chọn đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ, lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ thực hiện dự án trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở chính của cơ quan, đơn vị về: nội dung cơ bản của dự án (tên dự án, thời gian, địa bàn thực hiện, mục tiêu, hoạt động chính, kinh phí); yêu cầu năng lực thực hiện dự án của đơn vị tham gia; thời hạn đăng ký; địa chỉ tiếp nhận đăng ký hoặc các nội dung khác phù hợp với yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực cụ thể (nếu cần thiết).
c) Tổ chức lựa chọn đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ, lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ thực hiện dự án theo quy định của pháp luật có liên quan về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
d) Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án ban hành quyết định giao nhiệm vụ với bên được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng đặt hàng với bên nhận đặt hàng, bên trúng thầu thực hiện dự án theo quy định; hướng dẫn, giám sát, thanh toán và giải ngân vốn theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
2. Tổ chức thực hiện dự án
a) Đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng đặt hàng, trúng thầu thực hiện dự án phối hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức thực hiện dự án thông báo nội dung cơ bản của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng có liên quan tham gia dự án; tổ chức triển khai các hoạt động của dự án và hợp đồng đã ký kết.
b) Đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng đặt hàng, trúng thầu tổ chức thực hiện dự án tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án với cơ quan, đơn vị thực hiện dự án theo Mẫu số 02 Phụ lục (mẫu đề cương xây dựng dự án và báo cáo kết quả thực hiện dự án) kèm theo Thông tư này khi có yêu cầu và khi kết thúc dự án.
Điều 8. Xây dựng và thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
1. Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án xây dựng dự án theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt dự án.
2. Căn cứ dự án được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt, cơ quan, đơn vị thực hiện dự án phối hợp với chính quyền địa phương nơi triển khai dự án thông báo nội dung cơ bản của dự án đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các đối tượng có liên quan tham gia dự án.
3. Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện dự án bảo đảm đúng đối tượng, mục tiêu, nội dung theo quy định, bảo đảm tiến độ và hiệu quả.
4. Cơ quan, đơn vị thực hiện dự án tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện dự án với cơ quan phê duyệt dự án theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này khi có yêu cầu và khi kết thúc dự án.
Mục 3. HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO DO ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN
Điều 9. Xây dựng, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các nội dung để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) hoặc quyết định theo thẩm quyền các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 111/2024/QH15).
Điều 10. Xây dựng, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các nội dung để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) hoặc quyết định theo thẩm quyền các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15.
Điều 11. Xây dựng, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP).
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Điều 12. Đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ
1. Đối tượng hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Mục III Chương trình.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Bảo đảm đúng đối tượng, nội dung hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 4 Mục III Chương trình và phù hợp với nhu cầu của người lao động.
b) Bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới.
1. Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
2. Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
3. Đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
4. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
5. Đối với người lao động và thân nhân của người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được giới thiệu, tư vấn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6. Đối với người trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân của người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
1. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ: thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
2. Đối với trường hợp người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ đã hoàn thành khóa đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và đang chờ xuất cảnh: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ trực tiếp cho người lao động trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ.
Doanh nghiệp, đơn vị nơi thực hiện các hoạt động nêu trên có trách nhiệm cung cấp cho người lao động hóa đơn hoặc biên lai theo quy định và hỗ trợ người lao động thanh toán các khoản chi phí trên.
3. Đối với hoạt động giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân của người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC.
4. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
a) Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này.
b) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện theo quy định.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo chức năng, nhiệm vụ.
b) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
b) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm kết quả thực hiện Thông tư theo quy định.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm kết quả thực hiện theo quy định.
d) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 6 năm 2024.
2. Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thông tư số 02/2023/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hết liệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
(áp dụng cho các dự án tại Bộ, cơ quan Trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc Bộ, cơ quan Trung ương)
(Kèm theo Thông tư số 03/2024/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Đề cương xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù |
|
Đề cương báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất |
Mẫu số 01. Đề cương xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày ….. tháng….. năm …… |
1. Tên dự án: ................................................................................................
2. Thuyết minh tính mới của dự án và thuyết minh dự án không phù hợp để áp dụng hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 và khoản 14 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP): ..................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Thời gian triển khai: ..................................................................................
4. Địa bàn thực hiện: ....................................................................................
5. Đối tượng được hỗ trợ từ dự án: ..............................................................
6. Các hoạt động của dự án: ..........................................................................
7. Dự toán kinh phí chi tiết theo từng nhiệm vụ, hoạt động: .......................
8. Nội dung, hoạt động, nhiệm vụ cần đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu (theo từng nội dung hoặc tổng thể các nội dung):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
9. Dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án: ........................................................................................
10. Tổ chức thực hiện dự án; quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có):
.................................................................................................................................
11. Giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có): ........................................
12. Các nội dung liên quan khác: .................................................................
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
Mẫu số 02. Đề cương báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày ….. tháng….. năm …… |
1. Tình hình chung
- Công tác chỉ đạo, điều hành: ............................................................................................................................................
- Thuận lợi: .........................................................................................................................
- Khó khăn: .........................................................................................................................
2. Kết quả thực hiện
- Về thực hiện mục tiêu, nội dung của dự án (kết quả đạt được, trong đó có số hộ thoát nghèo/tổng số hộ tham gia; tồn tại hạn chế; nguyên nhân; đề xuất kiến nghị): ........................................
- Về kết quả đầu ra của dự án: ..........................................................................................
- Về hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án: ............................................................................
- Về kinh phí: ......................................................................................................................
TT |
Nội dung |
Dự án |
Kết quả thực hiện |
||||||||||
Số lượng |
Kinh phí được phê duyệt |
Trong đó |
Số lượng đã thực hiện |
Tổng kinh phí đã thực hiện (triệu đồng) |
Trong đó |
Kết quả đầu ra của dự án |
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch được phê duyệt |
||||||
Kinh phí hỗ trợ |
Đối ứng |
Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) |
Đối ứng (triệu đồng) |
||||||||||
Người dân |
Khác |
Người dân |
Khác |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
I |
Dự án 1: ….......................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đào tạo kiến thức lý thuyết, tập huấn kỹ thuật sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Xây dựng, quản lý dự án giảm nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Dự án 2: …........................ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Dự án 3: …..................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KÝ |