Đây là quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BYT về thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT ban đầu và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Theo đó, người bệnh bị mất thẻ BHYT mà chưa được cấp lại nên không xuất trình được thẻ trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày thì có thể làm thủ tục đề nghị cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Việc thanh toán trực tiếp này còn được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp KCB trái tuyến) nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;
- Trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ bảo hiểm y tế;
- Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong;
- Các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thông tư 09/2019/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2019.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thông tư này hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý, sử dụng tiền bán hồ ...
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 91/2024/TT-BTC ngày 31/12/2024 quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính, ...
-
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2025 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ ...
-
Thông tư này quy định về cơ sở đào tạo nghề đấu giá, chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả ...
-
Ngày 31/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 62/2024/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp ...