NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2015/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 581/2003/QĐ-NHNN NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2003 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Quy chế dự trữ bắt buộc) như sau:

1. Điều 3 được sửa đổi như sau:

Điều 3. Đối tượng áp dụng Quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).”.

2. Điều 6 được sửa đổi như sau:

Điều 6. Ngân hàng Nhà nước quyết định lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.”.

3. Điều 8 được sửa đổi như sau:

Điều 8.

1. Việc thông báo dự trữ bắt buộc và trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

2. Việc thông báo dự trữ bắt buộc và trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thực hiện (trừ trường hợp tổ chức tín dụng lựa chọn Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện và có thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính).”.

4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 10.

1. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.

2. Đối với tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng tổ chức tín dụng”.

5. Điều 16 được sửa đổi như sau:

Điều 16. Xử lý tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng Nhà nước áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và quy định pháp luật khác có liên quan.”.

6. Điều 19 được sửa đổi như sau:

Điều 19. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

1. Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư tài khoản thanh toán cuối ngày của tổ chức tín dụng do các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố truyền về, tổng hợp và tính toán số dư bình quân tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước; truyền số dư bình quân tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.

2. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính toán, thông báo số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức tín dụngthuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.

3. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư bình quân tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước và thông báo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước, thực hiện trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo quy định tại Quy chế này.

4. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tháng, tổng hợp tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước của các tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý và của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi về để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đồng thời gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ theo biểu 3 đính kèm.”.

7. Điều 20 được sửa đổi như sau:

Điều 20. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính có trách nhiệm:

1. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính toán, thông báo số tiền phải dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.

2. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư bình quân tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước truyền về và thông báo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước, thực hiện trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo quy định tại Quy chế này.

3. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, thực hiện tổng hợp tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước của các tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước) theo biểu 3 đính kèm.”.

8. Điều 22 được sửa đổi như sau:

Điều 22. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm:

1. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định:

a) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ;

b) Mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.

2. Trên cơ sở đề xuất của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định.”.

9. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 24. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm:

1. Căn cứ vào phương án củng cố tổ chức và hoạt động, phương án cơ cấu lại của tổ chức tín dụng, đề xuất với Vụ Chính sách tiền tệ việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định, trong đó đề xuất cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng, kỳ duy trì dự trữ bắt buộc bắt đầu áp dụng và thời hạn áp dụng.

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng gửi Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước các quyết định xử lý tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc.

3. Thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc tuân thủ các quy định tại Quy chế này; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng vi phạm theo quy định hiện hành.”.

Điều 2.

1. Bãi bỏ Điều 21 và Điều 26 của Quy chế dự trữ bắt buộc.

2. Thay thế cụm từ “tài khoản tiền gửi thanh toán” thành cụm từ “tài khoản thanh toán” tại Quy chế dự trữ bắt buộc.

3. Thay thế cụm từ “thừa dự trữ bắt buộc” thành cụm từ “vượt dự trữ bắt buộc” tại Quy chế dự trữ bắt buộc.

4. Thay thế Biểu 2 ban hành kèm theo Quy chế dự trữ bắt buộc bằng Biểu 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Điều 4 Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng;

b) Quyết định số 1130/2005/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Website NHNN;
- Lưu: VP, PC, CSTT (5).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

 

BIỂU 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG KỲ DUY TRÌ DỰ TRỮ BẮT BUỘC THÁNG.... VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TRỮ BẮT BUỘC THÁNG…. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG (TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG...)

- Căn cứ Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi bổ sung....

- Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phốnơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thông báo:

Loại tiền

Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng ...năm...

Tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước

Dự trữ bắt buộc đã thông báo

Dự trữ thực tế

Vượt (+)/ thiếu (-) dự trữ bắt buộc

Bằng VND

 

 

 

 

Bằng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu:...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer