Gia đình tôi đang có tranh chấp với một hộ gia đình hàng xóm cạnh nhà. Chúng tôi không muốn kiện tụng nhau và chỉ muốn thực hiện giải quyết bằng hòa giải nhưng hiện giờ khó có được tiếng nói chung vì vậy tôi muốn nhờ Tòa án thực hiện hòa giải giúp. Cho tôi hỏi chi phí hòa giải tại Tòa án hiện nay như thế nào?

Ảnh minh họa, nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Trên thực tế hiện nay, phương pháp hòa giải luôn là sự ưu tiên trong việc chọn cách giải quyết các mâu thuẫn. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh.

Phương pháp hòa giải hướng đến việc giải quyết tranh chấp một cách thuận tình và tranh được việc đẩy mâu thuẫn, tranh chấp lên cao dễ dẫn đến những xích mích gây mất tình cảm và kiện tụng nhau ra trước pháp luật giữ được tình cảm giữa 2 bênh tranh chấp.

Đối với trường hợp của bạn, trước khi hòa giải tại Tòa thì bạn nên yêu cầu hòa giải tại cơ sở nơi bạn sinh sống trước, về bản chất của hoạt động hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, phát huy dân chủ ở cơ sở, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục khẳng định chủ trương, phát huy tinh thần dân chủ mạnh mẽ trong quá trình xây dựng Nhà nước, coi trọng sự đồng thuận của nhân dân, tăng cường đoàn kết trong nhân dân, giảm bớt các vụ việc phải đưa ra các cơ quan Nhà nước giải quyết. Để hoạt động hòa giải trở về đúng tính chất là hoạt động tự quản của nhân dân, do nhân dân tự quyết định trong đó vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở là yếu tố quan trọng, góp phần dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Khi hòa giải tại cơ sở mà phía bạn và gia đình hàng xóm kia vẫn chưa đạt được thỏa thuận hay hòa giải không thành thì trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về chi phí thực hiện hòa giải tại Tòa án, theo Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thù lao Hòa giải viên tại Tòa án theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch bao gồm:

- Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải);

- Các chi phí quy định tại điểm b dưới đây.

b)  Đối với vụ việc hòa giải, đối thoại còn lại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:

- Chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án bao gồm: chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh;

- Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở bao gồm: chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê trang thiết bị, máy móc hoặc chi thuê đơn vị, tổ chức có chức năng để phục vụ xem xét hiện trạng tài sản;

- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài bao gồm: chi phí thuê người biên dịch, thuê người phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.

2. Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

- Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án (Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải)) là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.

- Mức thu để chi các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên xác định như sau: đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

3. Thù lao Hòa giải viên

- Hòa giải viên được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

- Mức thù lao của Hòa giải viên:

+ Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại (Hòa giải thành, đối thoại thành): Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;

+ Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại (Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện; đơn yêu cầu): Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể nêu trên căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.

+ Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại (các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp (yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng; một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại; một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; trường hợp khác theo quy định của pháp luật); một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp Khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trong quá trình hòa giải, đối thoại): Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.

- Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi đã tiến hành hòa giải, đối thoại và chấm dứt hòa giải, đối thoại.

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn chưa nêu rõ việc tranh chấp giữa bạn và gia đình hàng xóm cụ thể là về việc gì nên khó để xác định một cách cụ thể, tuy nhiên từ những quy định đã nêu phía trên thì bạn hoàn toàn có thể đối chiếu với vụ việc của mình để đưa ra con số tương đối về chi phí thực hiện hòa giải tại Tòa Án.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer