Câu hỏi: Công ty Luật Sao Việt cho tôi hỏi, Tôi có cho em họ tôi năm nay 15 tuổi mượn xe máy để đi học thêm buổi tối thì bị công an yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì phát hiện chưa đủ tuổi để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh từ 50 cm3 trở lên. Tôi nhận được biên bản vi phạm hành chính xử phạt đối với hành vi giao xe cho người cho đủ tuổi điều khiển xe tham gia giao thông. Cho tôi hỏi, việc xử phạt tôi có đúng theo quy định không?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Sao Việt. Công ty Luật Sao Việt tư vấn cho bạn như sau:
Để được điều khiển xe máy tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật về độ tuổi, có đủ sức khỏe phù hợp với loại xe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp của bạn, em trai bạn chưa đủ độ tuổi để được lái xe theo quy định, vì thế đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ 2008. Căn cứ quy định tại Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 về nguyên tắc xử lý:
“Điều 134. Nguyên tắc xử lý
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”
Quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
Như vậy, trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bị xử phạt hành vi cảnh cáo bằng văn bản.
Mặt khác, chủ phương tiện giao thông giao xe (cho mượn xe) cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia thông vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm được quy định tại Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc công an ra quyết định xử phạt là đúng theo quy định và bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com