Chào Luật sư, em đã làm chứng minh nhân dân từ năm 2013, và đến năm 2021 là hết hạn. Tuy nhiên gần đây do có nhiều công việc phát sinh, em chưa thể làm lại căn cước công dân được, nên vẫn phải sử dụng chứng minh nhân dân cũ. Em muốn hỏi về những trường hợp nào phải đổi thẻ và nếu không làm lại thẻ căn cước công dân khi hết hạn như vậy thì có bị xử phạt không? Mong Luật sư giải đáp giúp em!

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy việc quản lý, cấp đổi chứng minh nhân dân là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Về các trường hợp phải đổi CMND/CCCD: Theo quy định tại khoản 1 điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Như vậy, công dân buộc phải đổi lại căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong những trường hợp nêu trên. Nếu chứng minh nhân dân, căn cước công dân hết hạn hoặc có sai sót mà công dân không thực hiện đổi sang căn cước công dân (hiện nay là căn cước công dân có gắn chip) thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm b khoản 1 điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP)  quy định về những vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:

". Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc."

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer