Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự.
Ảnh minh họa: Internet
Mặc dù các cơ sở kinh doanh theo loại hình này không buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (điểm i khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ) nhưng hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố vẫn phải đảm bảo một số diều kiện cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp vi phạm các quy định này, người thực hiện sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ, hành vi vi phạm.
Cụ thể như sau:
Xử lý hành chính:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;”.
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
(Điều 16 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối vi phạm
Xử lý hình sự
Nghiêm trọng hơn, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố còn có thể bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Điều 317 BLHS 2015.
Trên đây là chế tài xử lý đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, việc phát hiện và xử lý triệt để những vi phạm này gần như không thể, xuất phát chủ yếu từ đặc điểm của loại hình kinh doanh thức ăn đường phố là mô hình nhỏ lẻ, thường hay lưu động, không có địa điểm cố định dẫn đến việc chứng minh hành vi vi phạm của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com