“Bánh mì không phải lương thực thiết yếu” – câu nói tưởng chừng vô lý này vậy mà được thốt ra bởi một vị Phó Chủ tịch phường. Vụ việc một nam công nhân bị yêu cầu xử phạt vì ra đường mua bánh mì và nước uống vì cán bộ phường cho rằng bánh mì không phải lương thực đang khiến dư luận rất bất mãn.

Nguồn ảnh: Internet

Trong tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp như hiện nay, những quy định về công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, thế nhưng việc áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, thậm chí là vô lý như trên không thể khiến người dân hài lòng. Chính vì vụ việc này mà ngay trong ngày 19.7, Sở Công thương Khánh Hòa phải đưa ra văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16.

 Theo danh mục được hướng dẫn thì các mặt hàng được xem là thiết yếu có loại lương thực gồm gạo tẻ, nếp, ngô… và các sản phẩm từ bột và tinh bột; hàng công nghệ thực phẩm; mà bánh mì là một trong số ấy.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật Sao Việt, vấn đề nằm ở khâu hiểu và thi hành pháp luật chứ không nằm ở quy định cứng trên giấy tờ bởi lương thực thiết yếu có hàng trăm loại, mỗi cá nhân từ góc nhìn và sự hiểu biết của mình sẽ diễn giải một cách khác nhau về sự “thiết yếu” của thứ mình cần. Nếu phải đưa ra văn bản hướng dẫn như tỉnh Khánh Hòa, vậy thì với mỗi vụ việc tương tự xảy ra, chẳng lẽ các cơ quan công quyền lại phải tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn khác hay sao? Văn bản pháp luật được ban hành ra không phải để chạy theo giải quyết vụ việc mà phải lường trước vấn đề để ngay lập tức áp dụng xử lý được. Do đó, không nên cụ thể hóa khái niệm lương thực, thực phẩm thiết yếu vì càng liệt kê sẽ càng thiếu, không thể nào đủ được. Cho nên, vấn đề chính vẫn nằm ở khâu áp dụng pháp luật. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Chỉ thị từ Trung ương xuống mỗi địa phương rồi đến các cấp cuối cùng gần dân nhất, qua mỗi cấp đã là một cách áp dụng khác nhau, cần linh hoạt và phù hợp đối với địa phương của mình. Thật khó để có một mẫu số chung cho tất cả.

Nghiêm túc chấp hành các quy định về biện pháp chống dịch và các chỉ thị đưa ra là việc mỗi cán bộ kiểm soát hay mỗi người dân đều nên làm và thực hiện, tuy nhiên những cán bộ kiểm soát chốt chặn cũng cần có hành vi cư xử chuẩn mực và áp dụng quy định của pháp luật một cách hợp tình hợp lý để thuyết phục được người dân, nhất là trong hoàn cảnh người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer