Tại phiên phúc thẩm vụ VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả; đại diện Cục Quản lý dược Bộ Y tế bảo lưu mọi quan điểm như ở phiên tòa sơ thẩm. Cục này cho rằng nguồn gốc lô thuốc ở Ấn Độ, không phải thuốc giả. Các bị cáo chỉ làm giả giấy tờ chứ không buôn bán thuốc ung thư giả.
Theo đó, chiều 18/5, kết thúc phiên phúc thẩm vụ VN Pharma buôn bán thuốc ung thư giả, TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định nghị án kéo dài. Do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, Hội đồng xét xử (HĐXX) thông báo sẽ tuyên án vào thứ Tư ngày 20/5 tới.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ VN Pharma ngày 18/5.
Tại phiên tòa, có 7/12 bị cáo trong vụ án kháng cáo xin giảm hình phạt và có người xin hưởng án treo.
Cụ thể là bị cáo Võ Mạnh Cường (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C), Nguyễn Trí Nhật (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma), Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma), Phan Cẩm Loan (cựu phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu VN Pharma), Phạm Anh Kiệt (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn, Lê Vũ Phương (cựu kế toán trưởng VN Pharma), Phạm Quỳnh Trang (cựu nhân viên Công ty H&C).
Các bị cáo còn lại cũng trình bày hoàn cảnh gia đình, đang bị bệnh... xin xem xét giảm nhẹ hình phạt. Tất cả đều cho rằng mình có vai trò mờ nhạt trong vụ án, không có tính quyết định trong việc nhập lô thuốc giả về. Nhân thân, gia đình có nhiều tình tiết để xin tòa giảm nhẹ hình phạt.
Đại diện Cục Quản lý dược Bộ Y tế bảo lưu mọi quan điểm như ở phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể, đơn vị này cho rằng nguồn gốc lô thuốc ở Ấn Độ, không phải thuốc giả. Các bị cáo chỉ làm giả giấy tờ chứ không buôn bán thuốc ung thư giả.
Tại phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX bác kháng cáo, y án sơ thẩm. VKS cho rằng án sơ thẩm tuyên mức hình phạt là đúng người, đúng tội đối với các bị cáo. Kháng cáo của các bị cáo đa số không có tình tiết nào mới.
“Hành vi của các bị cáo là bất chấp, vì mục đích lợi nhuận đã nhập thuốc giả về để bán ra thị trường khiến người sử dụng phải uống loại thuốc không đúng với bệnh tình của mình, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế” - lời đại diện VKS.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao Lê Minh Trí.
Kháng nghị vụ Hồ Duy Hải là có căn cứ, đúng thẩm quyền
Sáng 18/5, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao Lê Minh Trí cùng tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị 4 (TPHCM) tiếp xúc cử tri quận 5, 10, 11 trước kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Lâm Sanh (quận 5) cho rằng công tác giám sát của Quốc hội trong nhiệm kỳ vừa qua rất tốt, quan tâm đến việc giám sát các vấn đề hệ trọng của đất nước, đặc biệt là các vụ án nổi cộm để tránh gây oan sai, lọt người lọt tội.
Ông Sanh bày tỏ: Cử tri cho rằng vừa qua Viện KSND Tối cao đã thực hiện chức năng kiểm sát rất tốt, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nhiều vụ án Viện KSND Tối cao đưa ra kiểm soát lại đã giải oan cho nhiều người bị kết án oan. Việc kháng nghị của Viện KSND tối cao vừa qua đối với vụ án Hồ Duy Hải là rất đúng, phù hơp pháp luật…
>>>Xem chi tiết: Tại đây
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến (SN 1954) – cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh QCHQ bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến khai gì về việc để mất 3 khu đất vàng?
Chiều ngày 18/5, Hội đồng xét xử Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) tiến hành xét hỏi các bị cáo trong vụ án thất thoát 939 tỷ đồng xảy ra tại QCHQ. Bị cáo Nguyễn Văn Hiến (SN 1954) – cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh QCHQ bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3, Điều 360 với khung hình phạt từ 7 – 12 năm tù.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Hiến về việc thiếu trách nhiệm khiến lực lượng Hải quân mất các khu đất quốc phòng tại số 2, số 7 – 9 và số 9 – 11 đường Tôn Đức Thắng (TP. HCM).
Bị cáo Nguyễn Văn Hiến khai: Công ty Dịch vụ và Du lịch Biển đảo Hải Thành là đơn vị thuộc hải quân. Thời điểm Công ty Hải Thành mang 3 khu đất đi làm kinh tế (từ năm 2006 – 2010), ông Hiến đang giữ chức vụ Tư lệnh QCHQ…
>>>Xem chi tiết: Tại đây
Ngô Đình Giang (tức Giang "36") bị phạt 4 năm tù giam vì tội Gây rối trật tự công cộng.
Tuyên phạt Giang "36" 4 năm tù giam
Sau một ngày đưa ra xét xử vụ án “Gây rối trật tự nơi công cộng”, theo Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015 tại TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chiều 18/5, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Ngô Đình Giang (tức Giang "36") 4 năm tù giam.
Cùng truy tố trước tòa còn có các đối tượng: Nguyễn Tấn Lương (38 tuổi), Nguyễn Duy Kỷ (thường gọi “Tuấn Nhóc”, 31 tuổi), Mai Văn Căn (30 tuổi), Nguyễn Văn Sơn (30 tuổi) đều trú tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Các đối tượng đều bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tội về tội “Gây rối trật tự nơi công cộng”, theo Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015…
>>>Xem chi tiết: Tại đây
Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 18/5.
Út “trọc” dùng thủ đoạn gì để lừa đảo chiếm đoạt 525 tỷ đồng từ Quân chủng Hải quân?
Ngày 18/5, tại Tòa án Quân sự Thủ đô, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân mở phiên tòa xét xử các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Nguyễn Văn Hiến và Bùi Như Thiềm cùng đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
HĐXX trong vụ án gồm năm người, do Thẩm phán, Đại tá Lê Thành Nam làm chủ tọa phiên tòa. Tại phiên tòa xét xử có hơn 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa. Dự kiến, phiên tòa sẽ được diễn ra trong khoảng 3 ngày (từ ngày 18 đến ngày 20/5).
Tại phiên tòa, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”) bị truy tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến khu đất 7-9, P. Bến Nghé với giá trị lên tới hơn 525 tỷ đồng…
>>>Xem chi tiết: Tại đây
Theo Congluan.vn