Trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo hoạt động của doanh, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, tuy nhiên phải đảm bảo không quá 300 giờ/năm. – Đây là nội dung được đề cập trong Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ trong Phiên họp thường kỳ tháng 11/2021.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Theo đó, để tiếp tục phát huy kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, duy trì phục hồi kinh tế, xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTBXH thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Khẩn trương hoàn thành cơ chế, chính sách điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/ tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19, nhưng phải đảm bảo không quá 300 giờ/ năm.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội đang triển khai.
- Kịp thời cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đề xuất bổ sung các biện pháp mới cần thiết.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương:
- Rà soát, tổng hợp đề xuất biên chế giai đoạn 2022 - 2026, trong đó có biên chế giáo viên, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” bảo đảm quy mô trường lớp hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tham mưu Chính phủ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện tự chủ và xã hội hóa đơn vị sự nghiệp công 2021 - 2025; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2022 - 2026 theo Nghị quyết 19-NQ/TW; tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để tham mưu Chính phủ sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trình Chính phủ ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan trong quý I năm 2022.
Nghị quyết 155/NĐ-CP được ban hành vào 08/12/2021