(THPL) - Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho rằng, để tăng cường kiểm soát nguồn gốc, chất lượng hàng hóa bán trên sàn thương mại điện tử cần có những giải pháp đồng bộ, hợp tác giữa các bên người bán hàng, người mua hàng và cơ quan quản lý nhà nước.

 
 
 
 
 

Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối và hiện là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Đặc biệt, từ sau đại dịch Covid-19, thương mại điện tử (TMĐT) đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng...

Liên quan đến TMĐT, ngày 19/11, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã có báo cáo về Kiểm soát chất lượng hàng hóa trong TMĐT. Theo báo cáo cho biết, TMĐT tại Việt Nam là một hình thức bán hàng phát triển ngày càng mạnh mẽ thông qua sàn TMĐT như TikTok, Lazada, Shopee…Tuy nhiên, các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng và lợi dụng TMĐT để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các hành vi này ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động.

Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, Ủy ban đã tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại qua các hình thức như email hoặc bưu điện, công văn với 64 vụ việc trên tổng số 683 vụ việc đã được tiếp nhận. "Mặc dù, đây chưa phải là con số được tổng kết hết năm 2024 nhưng với số vụ việc đó chiếm khoảng 9,4% so với tổng số vụ việc khiếu nại, vậy so với năm 2023 là 5,5% thì tỉ lệ vụ việc về TMĐT đã tăng lên đáng kể" - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết.

Cần tăng trách nhiệm của sàn TMĐT trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu. Ảnh minh họa

Cần tăng trách nhiệm của sàn TMĐT trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu. Ảnh minh họa

Theo đại diện Amazon Global Selling Việt Nam, các doanh nghiệp muốn giao dịch trên sàn TMĐT để đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào Mỹ thành công cần tìm hiểu kỹ thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tại đây. Ví dụ, với các doanh nghiệp may mặc cần tìm hiểu kỹ thị hiếu của người Mỹ như thường chuộng các sản phẩm đơn giản, không cầu kỳ (ít chi tiết ren, bèo nhún…) và chú trọng chất lượng vải, đường may…

Thứ hai là cần xem xét yêu cầu ngành hàng, sản phẩm, lợi điểm bán hàng khi lựa chọn. Ví dụ các đồ handmade, thú bông móc bằng tay của Việt Nam đang được ưa chuộng tại thị trường này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cần hết sức chú ý yếu tố an toàn sản phẩm do phía Mỹ có những yêu cầu an toàn nghiêm ngặt về sản phẩm cho trẻ em.

Đại diện một doanh nghiệp đã có hơn 2 năm phát triển hệ thống thương mại điện tử với Amazon vào thị trường Mỹ, chia sẻ: hiện nay, hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chúng ta có lợi thế về nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công hơn các nước khác, có thể tiếp tục phát triển để đẩy mạnh vào Mỹ, đồng thời rất phù hợp để bán trên sàn Amazon.

Theo ngành chức năng, dư địa để hàng Việt vào thị trường Mỹ là rất lớn. Để thâm nhập bền vững vào thị trường này, các doanh nghiệp trong nước cần lưu ý điều tra, khảo sát sức mua, thị hiếu và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Mỹ để có những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, tìm hiểu và nắm vững những quy định về chính sách thương mại, ưu đãi thuế quan, tránh tình trạng bị trả lại hàng vì lý do kỹ thuật hoặc không được hưởng ưu đãi thuế quan vì không đáp ứng đủ điều kiện. Trong đó, đặc biệt chú ý tới quy trình thanh toán và vận chuyển quốc tế.

Theo:https://thuonghieuvaphapluat.vn/tan-dung-thuong-mai-dien-tu-de-xuat-khau-hang-thu-cong-my-nghe-vao-thi-truong-my-d69984.html

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer