Anh Tùng (Hà Nội): “Chào luật sư, bài thơ X do tôi sáng tác năm 2010 và tôi đã đăng lên Fakebook về bài thơ của tôi sáng tác, đấy là tình cảm mà tôi dành cho chị tôi. Tuy nhiên, sau này tôi thấy bài thơ đã được phổ nhạc, cấp giấy chứng nhận quyền tác giả và được sử dụng làm nhạc phim cho một bộ phim tên Y nhưng không hề xin phép tôi. Tôi rất bất bình trước hành vi của nhạc sĩ trên. Cho tôi hỏi hành vi của nhạc sĩ đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Làm sao để tôi có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Tôi cảm ơn."

Nguồn ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Sao Việt, theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn như sau:

* Hành vi của nhạc sĩ đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định về quyền tác giả như sau: “Quyền sỡ hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sỡ hữu”.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 về căn cứ phát sinh quyền tác giả thì: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì bài thơ bạn sáng tác và đăng lên Facebook đã phát sinh quyền tác giả.

Do vậy, nhạc sĩ phổ nhạc và Công ty X dùng bài thơ phổ nhạc của bạn mà không xin phép là đã vi phạm quyền tác giả theo quy định tại Khoản 3, 6 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

…3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.”

* Thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Trong trường hợp của bạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau:

Một là: Liên hệ với nhạc sĩ đã phổ nhạc bài thơ và công ty đã lấy bài thơ đã phổ nhạc đó làm nhạc phim nhưng lại không xin phép ý kiến của tác giả: yêu cầu xin lỗi công khai, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần theo thỏa thuận (điểm a, khỏa 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Trường hợp thỏa thuận được thì hai bên đi đến thống nhất.

Hai là: Trường hợp không thỏa thuận được bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình được quy định tại chương XVII  “Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự”. Tình huống đưa ra là “Nhạc sĩ kia đã được cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả”,  tuy nhiên Bản chất lời bài hát đó là lời thơ do bạn sáng tác, bạn có quyền khởi kiện để hủy giấy chứng nhận quyền tác giả đó và yêu cầu cấp cho bạn giấy chứng nhận quyền tác giả, dừng tất cả các hành vi thương mại liên quan đến tác phẩm, đồng thời yêu cầu bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật (lưu ý: Bạn cần chứng minh lời bài hát đã phổ nhạc đó, lời chính là từ bài thơ của mình).

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục có gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: ​congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer