Vào chiều nay ngày 16/3, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở lại phiên sơ thẩm đã tuyên án vụ “đưa và nhận hối lộ” với 5 bị cáo là cựu cán bộ thanh tra tỉnh Thanh Hóa này và 3 bị cáo là người đứng đầu các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Các bị cáo tại phiên xét xử
Cả 5 bị cáo còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn có liên quan đến công tác thanh tra trong thời hạn ba năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Ở nhóm tội đưa hối lộ, có 3 bị cáo gồm Trần Ngọc Tài, giám đốc doanh nghiệp Cường Quý, nguyên đại biểu HĐND huyện Thiệu Hóa bị phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Nguyễn Văn Châu, giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị tuyên phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Nguyễn Gia Hải giám đốc doanh nghiệp Hải Lam bị tuyên 9 tháng tù về tội đưa hối lộ, 12 tháng tù về tội trốn thuế, tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là 21 tháng tù.
Toàn cảnh phiên tòa
Như đã đưa tin từ ngày 10/3, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo: Lê Mạnh Hà (SN 1962) Nguyễn Thị Cúc (SN 1964), Dương Văn Bằng (SN 1962), Nguyễn Qúy Diễn (SN 1969), Nguyễn Hưng (SN 1976) về tội “Nhận hối lộ”; Trần Ngọc Tài (SN 1967), Nguyễn Cao Châu (SN 1985) tội “Đưa hối lộ”; Nguyễn Gia Hải (SN 1973) tội “Đưa hối lộ” và “Trốn thuế”
Theo đó đoàn thanh tra tiến hành thanh tra việc quản lý thu, chi ngân sách và đầu tư xây dựng của thanh tra tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 228/QĐ TTTH ngày 5/3/2019 do ông Nguyễn Bá Nhuần, Chánh thanh tra tỉnh Thanh Hóa ký còn ông Vũ Đình Quế, Phó Chánh thanh tra, phụ trách đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra bắt đầu thanh tra tại huyện Thiệu Hóa từ ngày 13/3/2019, do ông Lê Mạnh Hà Trưởng đoàn phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn thành 2 tổ: tổ thanh tra hoạt động thu chi ngân sách và kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước có các thành viên là Nguyễn Quý Diễn, Dương Văn Bằng, do Nguyễn Thị Cúc phụ trách, tổ thanh tra lĩnh vực đầu tư xây dựng đối với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn có Nguyễn Hưng do Lê Mạnh Hà phụ trách.
Quá trình thanh tra dù không có quán triệt từ trước nhưng toàn bộ thành viên trong đoàn đều hiểu và thống nhất về việc nhận tiền của các đơn vị và doanh nghiệp bị thanh tra, khi có đơn vị, doanh nghiệp chi tiền cho đoàn thì Lê Mạnh Hà thống nhất với đoàn giao cho Nguyễn Thị Cúc nhận để tổng hợp và chia cho các thành viên.
Tại cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa nêu, trong quá trình thanh tra tại huyện Thiệu Hóa, Đoàn thanh tra đã nhận hối lộ của 5 doanh nghiệp và 1 đơn vị trường học trên địa bàn huyện Thiệu Hóa là: Tùng Sâm, Cường Qúy, Hải Lam, Châu Tú Tài, Thanh Thảo và Trường THCS Thiệu Nguyên. Tổng số tiền đã nhận là 594 triệu đồng; trong đó có 364 triệu đồng nhận chung cho cả đoàn và 230 triệu đồng nhận riêng cho các thành viên, với mục đích bỏ qua hoặc làm giảm nhẹ sai phạm, tạo lợi ích kinh tế cho các đơn vị, doanh nghiệp bị thanh tra.
Tại phiên xét xử, các bị cáo đã bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên mức án như trên.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã giúp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý rất nhiều hành vi sai phạm của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hiện nay vẫn còn một số bất cập, hạn chế cả từ phương diện các quy định của pháp luật cũng như từ phương diện tổ chức thực hiện các quy định trên thực tế.
Theo Thuonghieuvaphapluat