Tôi muốn hỏi một việc như sau: Năm 2021 tôi có vay 300 triệu của một người quen, lãi 3%/tháng hẹn sẽ trả vào cuối năm, nhưng vì dịch bệnh làm ăn khó khăn nên tôi không trả được. Từ đó đến nay tôi đã cố gắng mỗi lần trả thêm 1 ít nhưng tiền lãi cộng dồn ngày càng cao. Tôi không bỏ trốn, cũng không định quỵt tiền mà chỉ xin cho trả dần nhưng chủ nợ không đồng ý. Mấy hôm trước, chủ nhà hẹn tôi đến nói chuyện nhưng khi tôi đến, đàn em của họ đã đánh tôi và bắt vợ tôi mang tiền đến chuộc, nếu không thì không cho về. Hôm sau vợ tôi mang 50 triệu đến họ mới thả tôi. Tôi muốn tố cáo nhưng rất sợ nếu tội nhẹ mà họ được thả về thì vợ chồng tôi khó sống. Luật sư cho tôi hỏi với hành vi của chủ nợ thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn

Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Tất cả mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Vì vậy cho dù bạn nợ tiền thì chủ nợ cũng không có quyền bắt nhốt, đánh đập để buộc bạn trả nợ. 

Trong trường hợp bạn nêu, chủ nợ của bạn có 3 hành vi vi phạm pháp luật: một là bắt nhốt người trái pháp luật, hai là cố ý gây thương tích, ba là cưỡng đoạt tài sản của người khác.

Bộ luật hình sự hiện hành quy định về những tội danh này như sau:

1. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Căn cứ Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, đối với hành vi bắt giữ con nợ trái pháp luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Tội cố ý gây thương tích

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

3. Tội cưỡng đoạt tài sản

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Tuy nhiên, nguyên tắc của Bộ luật Hình sự là mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần theo tội danh tương ứng. Vì vậy nếu trong một vụ việc, người phạm tội có nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý theo một tội danh nhất định, còn các hành vi khác không đủ cấu thành một tội danh độc lập thì trở thành tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội đó. Ví dụ trong trường hợp của bạn thì chủ nợ có thể bị khởi tố bởi 2 tội danh “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Tội cưỡng đoạt tài sản” còn hành vi đánh đập bạn có thể trở thành tình tiết tăng nặng. 

Ngoài ra, trường hợp của bạn thì nhóm cho vay còn vi phạm quy định lãi suất được quy định cụ thể trong Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì tối đa mức lãi suất này là 20%/năm tức là không quá 1,667%/tháng. Chủ nợ cho bạn vay mức 3%/tháng là gần gấp đôi mức lãi suất quy định, mặc dù chưa đến mức độ bị xử lý hình sự những có thể bị xử phạt vphc.

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer