Mẹ tôi làm công việc cho vay lấy lãi, mức 2000đ/1tr/ngày. Vừa rồi có người vay tiền, trả được 10 tháng rồi không trả tiếp còn đi tố cáo mẹ tôi nên mẹ tôi đã bị công an triệu tập và bị khởi tố tội cho vay nặng lãi. Tôi có hỏi thăm và được biết vì mẹ tôi thu lợi bất chính hơn 100 triệu đồng nên có thể không chỉ bị phạt tiền hay án treo mà có khả năng phải đi tù. Vậy tôi muốn hỏi họ xác định tiền thu lợi bất chính để kết án mẹ tôi dựa trên căn cứ nào? Tôi xin cảm ơn.

Công ty tài chính, tín dụng vi phạm pháp luật: Người vay có phải trả khoản  vay?Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của mẹ bạn, chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

…”

Như vậy, để xác định một người cho vay nặng lãi đến mức có thể bị xử lý hình sự thì lãi suất cho vay phải từ 100%/năm trở lên, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đối với trường hợp của mẹ bạn, bà cho vay với lãi suất 3000đ/triệu/ngày. Tức 0,3%/ngày, tương đương khoảng 9%/tháng và 108%/năm. Mức này đã vượt quá 100%/năm nên có dấu hiệu hành vi phạm tội.

Về việc xác định số tiền thu lợi bất chính được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết này hướng dẫn khái niệm thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Điều 6 của Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn cách xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay.

2. Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.

Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự nêu trên và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay, được tính bằng công thức sau:

Số tiền thu lợi bất chính = số tiền lãi thực tế và các khoản thu trái pháp luật khác - số tiền lãi theo mức lãi suất vay cao nhất Bộ luật Dân sự quy định.

Trường hợp mẹ bạn chưa hết thời hạn vay mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính đc tính theo công thức trên, tới thời điểm bị bắt.

Nếu tổng số tiền thu lợi bất chính lớn hơn 100 triệu thì mẹ bạn đã vi phạm vào khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 và phải đối mặt với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với mức phạt này, nếu mẹ bạn có thêm các tình tiết giảm nhẹ thì có cơ hội

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

được hưởng án treo.

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer