Em năm nay 21 tuổi, người yêu em đang học lớp 9 ở gần nhà em. Cách đây vài ngày, người yêu em có xích mích với gia đình nên bỏ nhà đi và rủ em đi cùng. Em thương bạn ấy nên cũng dẫn bạn ấy lên phòng trọ của em ở. Phát hiện sự việc, gia đình người yêu đã đòi em đưa bạn gái về, nếu không sẽ báo công an. Em chỉ đưa người yêu về ở cùng chứ chưa quan hệ tình dục. Vậy em có phạm tội gì không và mức án như thế nào?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Cụ thể:

“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; 

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp…”

Đồng thời, Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi như sau:

"2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;

b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;

b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;

c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này"

Như vậy, kể từ 1/1/2022, mức phạt tiền đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo đưa trẻ em bỏ nhà đi đã tăng lên đến 25 triệu , cao hơn so với quy định trước đây - Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.

Từ những quy định trên, có thể thấy trong trường hợp của bạn, nếu bạn không có bất kì hành vi lôi kéo dụ dỗ nào; người yêu của bạn chủ động rủ bạn đi khỏi nhà (có thể chứng minh qua tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và bạn không có hành vi phạm tội hay quan hệ tình dục với người yêu; người yêu bạn cũng không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì bạn không phạm tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đưa bạn gái đó về nhà để giải quyết xích mích với gia đình, để gia đình can thiệp và giáo dục con cái; điều này tốt cho bạn và cho cả bạn gái đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer