Câu hỏi: Theo tôi tìm hiểu thông tin trên mạng thì hành vi thu âm trộm khi chưa được sự đồng ý của người bị thu âm là vi phạm pháp luật. Vậy tôi ghi âm cuộc gọi để lưu trữ làm bằng chứng sau này thì có vi phạm pháp luật và có bị xử phạt không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Sao Việt, chúng tôi trả lời bạn vấn đề này như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông có bao gồm trường hợp: "Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác."

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm q khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin thì hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng .

Vậy hành vi ghi âm trái pháp luật được hiểu như thế nào?

Căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan, khi người ghi âm sử dụng bản ghi âm hoặc nội dung ghi âm vào các mục đích trái pháp luật như; nhằm xâm phạm đời  tư, bí mật cá nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây tổn hại đến uy tín của người khác... thì được coi là vi phạm pháp luật. 

Những người ghi âm bí mật cho các mục đích bất hợp pháp nói chung; hoặc người sử dụng ghi lại nội dung với mục đích bất hợp pháp sẽ bị xử lý theo pháp luật về hành vi của mình căn cứ vào thiệt hại xảy ra tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

BLHS 2015 cũng quy định xử lý hình sự đối với hành vi “nghe lén, ghi âm trái pháp luật” tại Điều 159. “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác” như sau:

"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

..."

Đối với việc sử dụng các cuộc hội thoại ghi âm để làm bằng chứng như thông tin bạn cung cấp thì đây sẽ được xem là chứng cứ nếu chúng được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

Chẳng hạn:

Trong tố tụng dân sự, tại khoản 2 Điều 95  về xác định chứng cứ quy định:

“Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”

 Hoặc theo điểm c khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự  2015 thì nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử mà: 

 “Dữ liệu điện tử là các ký hiệu; chữ, số, hình; âm thanh hoặc âm thanh tương tự được tạo ra; kho; truyền  hoặc nhận  điện tử.  

 Dữ liệu điện tử được thu thập từ các phương tiện điện tử; mạng máy tính, mạng viễn thông, đường truyền dẫn và các nguồn điện tử khác.  

 Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào phương thức xuất xứ; lưu trữ hoặc truyền  dữ liệu điện tử; làm thế nào để đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định bên chào hàng và các yếu tố khác có liên quan”. 

 Như vậy, dữ liệu điện tử bao gồm dữ liệu “âm thanh” được thu thập từ “phương tiện điện tử” theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được coi là nguồn chứng cứ trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, dù được xác định là nguồn chứng cứ nhưng các bản ghi âm “lén” chưa chắc đã được coi là chứng cứ.

Việc các bản ghi âm lén có được xem là chứng cứ trong vụ án hay không sẽ do Tòa án xem xét và quyết định. 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục có gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer