Theo quy định tại Điều 120 BLHS 1999 người có hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Nếu phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 120 BLHS 1999 thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (Các tình tiết định khung hình phạt tại khoản này được hướng dẫn tại Điều 5, Chương 2 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em).
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.
Người có hành vi bắt cóc trẻ em, dùng đứa trẻ làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 134 BLHS 1999 với khung hình phạt thấp nhất là 05 năm, cao nhất có thể lên tới mức án chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 đến 05 năm. Một số yếu tố định khung hình phạt của tội phạm này (như: gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…) được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng chương XIV "Các tội phạm xâm phạm sở hữu" của BLHS 1999.
Nếu một người có hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi và thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm:
a.Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b.Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c.Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện các hành vi nêu tại điểm a, điểm b.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Phạm tội thuộc các tình tiết định khung hình phạt theo khoản 2, khoản 3 thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 153 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người có hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi, dùng người bị bắt làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 169 BLHS 2015. Người có hành vi này có thể sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Trường hợp người bắt cóc phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 169 BLHS 2015 thì có thể bị phạt tù từ 10năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
II. Từ những quy định dẫn chứng nêu trên, có thể thấy rằng:
Cũng giống như BLHS 1999, BLHS 2015 cũng quy định các mức hình phạt rất nghiêm khắc với loại tội phạm liên quan đến bắt cóc trẻ em. Thay đổi đáng kể nhất của BLHS 2015 là quy định mức hình phạt đối với hành vi đánh tráo trẻ em dưới 01 tuổi (cao nhất là 20 năm tù) là nhẹ hơn so với quy định của BLHS 1999 (cao nhất là tù chung thân).
Trẻ em là tương lai của đất nước, chính vì vậy trẻ em xứng đáng và cần phải được nuôi dưỡng, trưởng thành trong một xã hội an toàn và đầy đủ. Pháp luật cần phải tạo ra được hoàn chỉnh khung pháp lý để bảo vệ môi trường sống của trẻ em và giảm thiểu triệt để, loại trừ loại tội phạm này.
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua :
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc 0243 636 7896
E-mail: saovietlaw@vnn.vn