Hiện nay, nhiều vụ án mạng xảy ra do người mẹ bị trầm cảm sau sinh nên ra tay sát hại con đẻ của mình. Vậy pháp luật có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ này như những trường hợp giết người bình thường khác hay không? Luật sư Sao Việt sẽ giải đáp thắc mắc trên của Quý độc giả trong bài viết dưới đây.

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

1.       Căn cứ pháp lý:

- Hiến pháp năm 2013

- Bộ luật hình sự năm 2015

- Bộ luật dân sự năm 2015

2.       Nội dung tư vấn:

Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều có quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, được ghi nhận tại Điều 19 Hiến pháp năm 2013Khoản 1 Điều 33 BLDS 2015. Vì vậy, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền năng nói trên của người khác không phân biệt độ tuổi, mức độ thân sơ…đều là hành vi vi phạm pháp luật.Tùy thuộc vào các yếu tố như khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người mẹ, số ngày tuổi của trẻ bị sát hại, hoàn cảnh dẫn đến hành vi của người mẹ như thế nào…, người mẹ có hành vi giết con mới đẻ có thể bị truy cứu TNHS về tội Giết con mới đẻ hoặc tội Giết người hoặc không.

Trường hợp 1: Không bị truy cứu TNHS

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh (dù là tội giết con mới đẻ, hay tội giết người) thì trước tiên họ phải đáp ứng điều kiện cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự vì:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”(Điều 21 Bộ luật hình sự 2015)

Do đó, việc người phụ nữ bị “trầm cảm sau sinh” có bị truy cứu TNHS không còn phụ thuộc vào kết quả trưng cầu giám định pháp y tâm thần về việc họ có năng lực trách nhiệm hình sự không. Nếu mắc bệnh trầm cảm làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, họ có thể chỉ bị bắt buộc chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trường hợp người mẹ (sản phụ này) hoàn toàn có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, hoặc tại thời điểm thực hiện hành vi “giết đứa con của mình”, họ vẫn bình thường nhưng đến giai đoạn điều tra thì bệnh của họ bị tái phát, hoặc trước khi bị kết án thì họ mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì trường hợp này, căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh của mình.

Trường hợp 2: Truy cứu TNHS về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ hoặc Tội giết người

  • Truy cứu TNHS về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS 2015) với mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù nếu có các yếu tố sau:

+ Người mẹ có hành vi giết con do mình đẻ ra

+ Bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt

+ Con trong 07 ngày tuổi

  • Truy cứu TNHS về Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015):

Với các trường hợp không có đủ các yếu tố theo quy định tại Điều 124 BLHS như: đứa trẻ bị hại đã lớn hơn 7 ngày tuổi hoặc đứa trẻ từ 7 ngày tuổi trở xuống nhưng việc giết hại đứa bé không phải là do người mẹ chịu “ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt” thì hành vi của người mẹ này có dấu hiệu của Tội Giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, với mức hình phạt lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;…”

Có thể thấy, tình trạng “trầm cảm sau sinh” là một chứng bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ sau khi sinh con, mà có thể dẫn đến việc họ không kiểm soát được mà làm hại đứa con của chính mình. Tuy nhiên, không vì vậy họ mà họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc những sản phụ bị “trầm cảm sau sinh” có phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi giết con của mình hay không còn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, động cơ, mục đích cũng như năng lực chịu trách nhiệm hình sự của họ tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Vui lòng liên hệ tư vấn và sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH Sao Việt tại:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

       

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer