Phạm Quân : Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Vậy tôi muốn hỏi những người bị tam giam hoặc tạm giữ thì họ có quyền bầu cử hay không? Và họ thực hiện quyền bầu cử như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp cụ thể tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Có thể hiểu, bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri của quốc gia đưa ra quyết định của họ theo các cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Việc bầu cử ở Việt Nam gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địa phương). Hoạt động bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của công dân với đất nước.

Thứ nhất, người đang bị tạm giam, tạm giữ có quyền bầu cử hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2014 thì người đang bị tạm giữ, tạm giam “được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân”. Quy định trên xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội trong Tố tụng hình sự “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy người bị tạm giam, tạm giữ hoàn toàn có quyền bầu cử và được tạo điều kiện tối ưu để thực hiện quyền bầu cử.

Thứ hai, người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền bầu cử như thế nào?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 29 và Khoản 4 Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015 quy định về việc thực hiện bầu cử của người đang bị tạm giam, tạm giữ như sau:

-Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

-Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Như vậy, những người đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ đươc ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khu vực người đó đang bị tạm giam, tạm giữ. Cùng với đó, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ để họ thực hiện việc bầu cử.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer