Bạn tôi là chị T(16 tuổi) có hoàn cảnh gia đình khó khăn, do cha mẹ mâu thuẫn nên mẹ T bỏ đi và hiện giờ thì cha T đang chung sống cùng người vợ mới là cô M. Từ ngày cô M về thường xuyên đánh chửi, hành hạ T, do quá sức chịu đựng nên vừa rồi T đã tự sát bằng việc nhảy cầu nhưng may mắn là được người dân bơi thuyền ở dưới cứu nên T không chết. Nếu trình báo việc này thì bà M có bị pháp luật xử lí không ?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, trong trường hợp của T đã bị bà M là mẹ kế của mình thường xuyên có những hành vi hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Bà M là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc T, cuộc sống của T tại giai đoạn đó là người lệ thuộc vào bà M và bà M cũng nhận thức rõ được hành vi đang làm với T nhưng vẫn cố ý thực hiện và dẫn đến hậu quả là T thực hiện hành vi tự sát.

Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự 2015, có thể xác định và yêu cầu khởi tố bà M về tội bức tử quy định tại điều 130 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ là văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 2015 phần tội phạm, có nêu rõ về việc xác định các yếu tố cấu thành tội danh này, cụ thể:

Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nujôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

- Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

Như vậy, dù hậu quả xảy ra T không bị thiệt hại về tính mạng, tuy nhiên các yếu tố về chủ thể, hành vi của M dẫn đến việc T thực hiện hành vi tự sát là thỏa mãn để có thể yêu cầu khởi tố bà M với tội bức tử theo quy định của pháp luật hình sự.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer