Chào luật sư, cho tôi hỏi doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động được xử lý hình sự như thế nào, và có trường hợp nào trốn đóng BHXH nhưng không bị xử lý không?
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Thắc mắc của bạn được chúng tôi giải đáp như sau:
Thông thường, những doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động sẽ chỉ bị xử phạt hành chính trước khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Tuy nhiên, nếu mức độ vi phạm nặng thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với các mức từ thấp đến cao như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với các trường hợp:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm với các trường hợp:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trốn đóng BHXH nhưng không bị xử lý hình sự theo quy định tại Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ của BLHS 2015. Theo đó, hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015 mà tùy từng trường hợp sẽ xử lý như sau:
- Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) và chưa hết thời hiệu xử phạt VPHC thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt VPHC.
- Nếu đã xử phạt VPHC mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Xử lý VPHC;
Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.
- Nếu gây thiệt hại cho NLĐ, cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm.
Việc đã bị xử phạt VPHC về hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 không bị coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 BLHS 2015.
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243
E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com