Em trai tôi hành nghề lái xe khách đã hơn 7 năm nay, chạy tuyến BG – HG. Gần đây có 1 nhà xe mới của anh Q vừa mở chạy tuyến BG - HG. Do cạnh tranh trong việc đón khách nên Q và em trai tôi nảy sinh mâu thuẫn. 2 hôm trước, Q đã hẹn em tôi ra nói chuyện rồi dùng gậy sắt để tấn công khiến em tôi bị gãy 2 tay, tỷ lệ tổn thương cơ thể sau giám định là 15%. Q còn nhiều lần đe dọa sẽ giết em tôi nếu em tôi không chịu bỏ nghề.Sau đó, anh ta còn đốt cả xe máy của em trai tôi. Xin hỏi Q phạm tội gì và gia đình tôi phải làm gì để đòi lại công bằng cho em trai?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trước tiên có thể thấy Q đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ hành khách.Theo thông tin bạn đã cung cấp, gia đình bạn hoàn toàn có đủ cơ sở để làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng về hành vi của Q.

Thứ nhất, Q đã có hành vi dùng gậy sắt tấn công em bạn với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%, nhiều lần đe dọa sẽ giết chết em trai bạn và đồng thời con đốt cả xe máy của em bạn. Căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả mà những hành vi này của Q có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội bao gồm:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

m) Có tính chất côn đồ.”

Trường hợp Q đốt xe máy của em bạn, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 178 bộ luật này như sau:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Thứ 2, để đòi lại công bằng cho em trai, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của Q đến cơ quan có thẩm quyền đồng thời chuẩn bị các chứng cứ có liên quan.  Nội dung đơn tố cáo bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Tên đơn: Đơn tố cáo hoặc đơn tố giác tội phạm 
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: hành vi đe dọa giết người; cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản.
  • Yêu cầu muốn cơ quan khởi tố, cơ quan điều tra thực hiện: buộc chấm dứt hành vi, buộc bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra…
  • Cuối đơn, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào.

Điều 145 BLHS 2015 quy định về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm như sau:

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Như vậy,theo các quy định trên thì bạn có thể gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan chức năng khác tại nơi xảy ra vụ việc để nhờ can thiệp và giải quyết nhanh chóng.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer