Do không đồng ý với giá trị đền bù khi bị Nhà nước thu hổi đất để làm đường, nên một số hộ trong xóm tôi đã viết đơn kiện Ban giải phóng mặt bằng X. Vậy xin hỏi trong tố tụng dân sự, tôi nghe nói nhiều đến khái niệm “đồng nguyên đơn” (ĐNĐ) và “đồng bị đơn” (ĐBĐ). Vậy những ai được coi là ĐNĐ và ĐBĐ, họ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin trả lời như sau:
Trong một vụ án dân sự có thể có nhiều nguyên đơn kiện một bị đơn hay một nguyên đơn kiện nhiều bị đơn. Việc có nhiều nguyên đơn hay bị đơn trong cùng một vụ án được gọi là ĐNĐ hay ĐBĐ. Các ĐNĐ hay ĐBĐ cũng cần phải có những đặc điểm của nguyên đơn hay bị đơn. Ngoài ra các ĐNĐ hay ĐBĐ không tranh chấp lẫn nhau, các lợi ích của họ không chống lại nhau, các yêu cầu hay phản yêu cầu của họ không bao giờ loại trừ nhau. Do vậy, các ĐNĐ phải là những người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đang bị một hoặc nhiều người khác vi phạm hoặc tranh chấp và đã khởi kiện hay được những người có quyền khởi tố, khởi kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền hoặc lợi ích của họ.
ĐNĐ hay ĐBĐ có thể xuất hiện trong những trường hợp phát sinh một quyền chung (quyền sở hữu chung ), phát sinh từ một căn cứ (nhiều người cùng gây thiệt hại ) hay các yêu cầu kiện tụng cùng một loại.
Trong tố tụng dân sự, các ĐNĐ và ĐBĐ tham gia tố tụng một cách độc lập. Họ được hưởng quyền và nghĩa vụ như của nguyên đơn và bị đơn, không bị phụ thuộc về ư chí của bất kỳ một chủ thể nào khác trong tố tụng, có thể thừa nhận hay không thừa nhận yêu cầu của phía bên kia về những phần liên quan đến họ mà không cần hỏi ý kiến bất cứ ai. Họ có thể uỷ nhiệm cho một người trong số họ thay mặt mình để tham gia tố tụng.
Trong trường hợp trên thì các hộ nói trên được gọi là đồng nguyên đơn.