Hỏi: Tôi có một người em trai, hiện nay em trai tôi và vợ của chú ấy đã mất sau một tai nạn giao thông, để lại 3 người con, trong đó người cháu cả đã đi lấy chồng, cuộc sống gia đình người chị cả vào loại khá gỉa nhưng lại không hề quan tâm gì đến hai em nhỏ còn lại (một cháu 7 tuổi; 1 cháu 12 tuổi ). Khi họ hàng yêu cầu người chị cả phải có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng hai em thì người chị cả nói rằng đã “xuất giá tòng phu” cho nên không hề có trách nhiệm . Vậy trong trường hợp này pháp luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em ra sao? Ai là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên ?
Đáp: Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Trong trường hợp này gia đình nhà bác nên giải thích cho người chị hiểu rõ Điều 52 Bộ luật Dân sự tức là người chị phải chở thành người giám hộ đương nhiên của 2 người em . Nếu người chị không đồng ý thì có thể yêu cầu UBND phường sở.