Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ sự tư vấn của luật sư: Tôi là nguyên đơn đã yêu cầu toà án buộc chị A phải trả cho tôi số tiền đã vay là 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng). Tôi biết chị A có đứng tên chủ sử dụng quyền sử dụng đất và nhà diện tích 200m2. Vậy để đảm bảo cho việc thi hành án về sau, tôi muốn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp phong toả tài sản của chị A có được không? Tôi muốn hỏi trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu toà án áp dụng biện pháp phong toả như thế nào, có nhanh hay không?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Sao Việt. Về vấn đề của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

- Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ nhất, về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP thì:

“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi chung là đương sự) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự trong những trường hợp sau đây:

d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án”

Do vậy, với trường hợp của bạn để đảm bảo điều kiện cho việc thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 11 Điều 114, Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 11 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP thì trình tự, thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu Tòa án áp dụng; biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Nội dung đơn được quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu

- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Lý do cần phải áp dụng; biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Bước 2: Nộp và xem xét đơn yêu cầu.

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm bảo, thì thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp; khẩn cấp tạm thời. Nếu không chấp nhận, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do tới người yêu cầu.

Trong khi phiên tòa diễn ra, nếu nhận được yêu cầu của đương sự, thì hội đồng xét xử được phân công giải quyết thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay, trong trường hợp không phải bảo đảm. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo ngay tại phiên tòa và ghi vào biên bản phiên tòa.

Bước 3: Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer