Dịch bệnh kéo dài đã tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm của người lao động, thậm chí nhiều người mất việc làm, không có thu nhập. Trong khi đó, việc vay tiêu dùng ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường phải trải qua nhiều thủ tục , giấy tờ phức tạp, chính bởi vậy nhiều người có xu hướng lựa chọn việc vay tiền qua app, website – vừa đơn giản, linh hoạt. Lợi dụng tâm lý này, tín dụng đen như “cá gặp nước” lại len lỏi, tiếp cận để cho người dân vay với lãi cắt cổ.

Ảnh minh họa: Internet

Thứ nhất, các rủi ro thường gặp khi vay tiền qua app:

Hiện nay đang rộ lên 2 hình thức cho vay phổ biến, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đó là:

+ Cho vay qua ứng dụng trên điện thoại (app)

+ Vay trên website.

Các đối tượng cho vay qua app rất tinh vi, có nhiều app cho vay biến tướng, trở thành một dạng của tín dụng đen, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự cả nước. Đây cũng chính là cái “bẫy” đưa người vay vào vòng xoáy nợ nần.

Dưới đây là một số đặc điểm, chiêu trò của các app, website vay tiền mà người dân cần hết sức cẩn trọng:

+ Đây là các hình thức cho vay không cần tài sản thế chấp, người vay chỉ cần gửi bản chụp giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD của mình cho bên cung cấp tín dụng.

+ Nếu người dân vay qua app, bên cho vay phải được quyền truy cập về các thông tin cá nhân như danh bạ, tin nhắn, đồng bộ Google và lịch sử cuộc gọi trong vòng 6 tháng trên điện thoại của người vay

+ Còn vay qua website, người vay sẽ phải gửi đường dẫn tới trang cá nhân của mình như Facebook, Zalo.

+ Khi vay tiền, người vay bị “cắt phế” ngay, tức trừ tiền phí dịch vụ vào khoản vay. Chẳng hạn như vay 100 nghìn đồng, chỉ được nhận về 70 – 80 nghìn, nhưng vẫn ghi nợ đủ số tiền vay.

+ Đến hạn trả lãi mà không thanh toán, bên cho vay sẽ truy cập theo danh bạ, lấy số điện thoại để gọi điện quấy nhiễu bất kể ngày đêm, khủng bố tinh thần người vay cùng gia đình, bạn bè của người đó, mục đích gây sức ép để họ phải tác động buộc người vay phải trả tiền. Nhiều trường hợp còn bị đe dọa tung ảnh cá nhân, tin nhắn hội thoại lên mạng xã hội để bêu xấu, làm nhục. Bên cạnh đó, đây cũng thực sự là một kiểu cho vay “tín dụng đen” với mức lãi suất “cắt cổ”, gấp cả chục, thậm chí hàng trăm lần lãi suất ngân hàng  (theo Trung tá Đào Trung Hiếu (Bộ Công an) chuyên gia Tội phạm học )

Thứ hai, các phương thức đòi nợ điển hình và hướng xử lý cho người vay:

+ TH1, Bạn bè, người thân bị “khủng bố” điện thoại :

Nếu bên cho vay qua app, web đòi nợ đến hạn bằng cách quấy rối điện thoại những người không liên quan đến khoản vay, là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN, các Công ty tài chính không được gọi điện cho người thân của khách hàng vay để đôn đốc, thu hồi nợ. Xem chi tiết: Xử lý khi công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân của khách hàng

+ TH2, Bị đăng tải hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội với lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm :

Đối với hành vi “xiết nợ” bằng cách đăng tải hình ảnh người vay lên mạng xã hội cùng với những lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm, thì nạn nhân có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan gỡ bỏ những hình ảnh đó, đồng thời có thể trình báo tới cơ quan Công an để điều tra xử lý vi phạm. Xem chi tiết:

Xử lý khi bị chủ nợ đăng ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Bị công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội

Bị người khác nói xấu, chửi bới trên facebook thì phải xử lí thế nào?

Ghép mặt người khác vào clip sex để đăng lên mạng xã hội phạm tội gì?

Đăng tải hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội

+ TH3, Khi bị vay với lãi suất cao:

Có nhiều nhóm cho vay qua app với lãi suất quá cao, từ 500 - 700%/năm, phạm vào tội “cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” quy định tại Điều 201, Bộ luật hình sự 2015. Bởi vì theo quy định của khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm. Vì vậy, trường hợp lãi suất phải trả vượt quá quy định này, thì khách vay chỉ phải trả lại số tiền đã vay của app và phần lãi suất tối đa là 20%. Xem hướng xử lý tại :Vay tiền qua app : Nên hay không ?

Thứ ba, một số lưu ý khi người dân vay tiền qua app:

Để tránh bị sập bẫy khi vay tiền qua app cũng như để đảm bảo an toàn khi vay tiền online, người dân nên

+ Tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trong đó có trả nợ trước hạn, chậm trả…). Đồng thời cần phải tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app, web. Cần lưu ý rằng lãi suất cho vay phải không được quá 20%/năm.

+ Cùng với đó, người dân cần hết sức thận trọng và cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn của các tổ chức tín dụng đen và cho vay nặng lãi. Không vay mượn tiền của các đối tượng cho vay qua số điện thoại được treo, dán trên tờ rơi, cột điện hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc, từ các đơn vị không được cấp phép.

+ Đặc biệt, khi vay qua app, website, cần hạn chế cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình… Nếu phát hiện app có dấu hiệu cho vay nặng lãi, cần sớm tất toán các khoản nợ; nếu bị các đối tượng đe dọa, cần trình báo ngay cho cơ quan Công an để được can thiệp, giúp đỡ.

+ Trường hợp có nhu cầu vay tiền, người dân cần trực tiếp liên hệ đến các công ty tài chính uy tín, được cấp phép hoạt động theo quy định pháp luật để được hướng dẫn.

Theo https://congluan.vn/nguoi-dan-can-lam-gi-de-tranh-sap-bay-khi-vay-tien-qua-app-website-post157267.html

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer