Chị Trang: Thưa luật sư, bố của tôi vay nợ ngân hàng đến nay chưa trả hết nợ dù đã đến hạn, nhưng phía ngân hàng liên tục gọi điện quấy rầy làm phiền tôi, họ nói tôi là con chung sổ hộ khẩu nên phải có trách nhiệm trả khoản nợ này. Tuy nhiên, bố mẹ tôi đã ly thân được 3 năm nay, hiện tại tôi đang sống cùng với mẹ và khoản vay bố của tôi đã vay sau khi ly thân 1 năm. Tôi cũng đã yêu cầu bố tôi liên lạc với phía ngân hàng và cả hai bên cũng đã thống nhất trao đổi nhưng bên nhắc nợ của ngân hàng vẫn tiếp tục gọi và thậm chí là xúc phạm tôi. Xin hỏi, tôi có trách nhiệm trả nợ khoản vay này của bố tôi hay không?

                                                        Nguồn ảnh: Internet.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 463 của bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản và điều 466 về nghĩa vụ của bên vay được quy định như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo quy định này, bố của bạn sẽ là người có trách nhiệm trả những khoản nợ mà ông đứng ra vay. Do hiện tại bố mẹ bạn đã ly thân được 3 năm và khoản vay của bố bạn được thực hiện sau khi ly thân 1 năm, do đó cũng không có cơ sở để nói những khoản vay này nhằm mục đích phục vụ sinh hoạt chung cho cả gia đình. Bạn và mẹ bạn không có trách nhiệm liên đới trả nợ thay bố trong trường hợp này.

Bạn sẽ phải trả nợ thay bố trong trường hợp bạn là người bảo lãnh cho những nên việc ngân hàng dùng lí do bạn là con chung sổ hộ khẩu để đòi nợ là không chính xác.

Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng.

Như vậy, nếu con cái tự nguyện hoặc là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến hạn theo thỏa thuận mà bố mẹ không thực hiện được thì con cái phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer