Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Mặt khác, Theo quy định pháp luật dân sự, chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới có các quyền:

+ Quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý tài sản); 

+ Quyền sử dụng (quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản) 

+ Quyền định đoạt (được hiểu là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó)

Có thể thấy, cầm cố tài sản là một trong những hình thức thể hiện quyền định đoạt tài sản, do đó chỉ có chủ sở hữu mới được thực hiện việc cầm cố tài sản, trừ trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho người khác thực hiện việc cầm cố (định đoạt) tài sản. Vì vậy trường hợp chủ tiệm cầm đồ nhận cầm cố tài sản không chính chủ có thể bị phạt hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Mức phạt đối với chủ tiệm cầm đồ (người nhận cầm cố tài sản không chính chủ) tùy theo từng loại, đặc điểm của tài sản, và được phân loại thành 3 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Nhận cầm cố tài sản thông thường

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về trường hợp nhận cầm cố tài sản không chính chủ như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

....

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;

i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;

k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;

l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;

...

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối v

Như vậy, Người nhận cầm đồ hay chính là chủ tiệm cầm đồ khi nhận cầm cố tài sản không chính chủ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu của tài sản thì sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, chủ hiệu cầm đồ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Trường hợp 2: Nhận cầm cố tài sản do người khác trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt (phạm tội) mà có:

Chủ tiệm cầm đồ nhận cầm cố tài sản mà biết rõ nguồn gốc tài sản đó là do người khác trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có thì tùy theo tính chất mức độ, chủ tiệm cầm đồ có thể bị xử lý hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015). Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì chủ tiệm cầm đồ có thể bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP):

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứ

u trách nhiệm hình sự;…”

Trường hợp 3: Nhận cầm cố giấy tờ

Tuỳ theo từng loại giấy tờ cầm cố, mức phạt hành chính được áp dụng như sau:

- Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi nhận cầm cố Giấy tờ là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân:

“4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;

c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;..”

- Phạt từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu nhận cầm cố giấy tờ là hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;…”

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
 
 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer