Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn phòng tranh tụng dân sự công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015; Nghị quyết số 58/1998/NQ - Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 24/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991; Thông tư 02/1999/TT-BXD hướng dẫn quản lý nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân.
Theo quy định pháp luật, quyền sở hữu đối với tài sản phải có căn cứ xác lập trong đó việc một cá nhân mặc dù không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng đã quản lý, sử dụng ngay tình, công khai trong một khoảng thời gian nhất định thì được xác lập quyền sở hữu.
Nhà ở vắng chủ là thuật ngữ được đề cập trong nghị quyết số 58/1998/NQ - Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 24/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991. Theo đó, chủ sở hữu nhà ở được ủy quyền quản lý nhà ở cho người khác khi không quản lý trực tiếp. Trước thời điểm năm 1991, xảy ra rất nhiều trường hợp chủ sở hữu nhà ở sau một khoảng thời gian dài mới quay lại để yêu cầu nhận lại nhà ở nhưng không được trả lại nhà. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu nhà ở và những người đã quản lý trực tiếp trong suốt thời gian dài, Nghị quyết số 58/1998/NQ – UBNTVQH quy định người quản lý trực tiếp nhà ở được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng các điều kiện sau đây tại thời điểm công nhận:
Thứ nhất, người được công nhận quyền sở hữu nhà ở phải quản lý, sử dụng liên tục nhà ở đó từ 30 năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng.
Thứ hai, thuộc các trường hợp được quyền công nhận sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998:
- Trong trường hợp trước khi đi vắng, chủ sở hữu nhà ở đã có uỷ quyền quản lý hợp pháp và thời hạn uỷ quyền đã hết trước ngày 1 tháng 7 năm 1996. Nếu không thuộc trường hợp sau đây thì được công nhận quyền sở hữu nhà ở:
“a) Nếu chủ sở hữu có yêu cầu lấy lại nhà trước ngày 1 tháng 7 năm 1996, thì nhà ở đó được trả lại cho chủ sở hữu; nếu chủ sở hữu đã chết, thì công nhận quyền sở hữu cho những người thừa kế;
b) Nếu chủ sở hữu không có yêu cầu lấy lại nhà trước ngày 1 tháng 7 năm 1996 hoặc đã chết và trước khi chết không có yêu cầu lấy lại nhà, thì công nhận quyền sở hữu cho bố, mẹ, vợ, chồng, con của người đó đang quản lý, sử dụng nhà ở đó;”
- Trong trường hợp trước khi đi vắng, chủ sở hữu nhà ở không có uỷ quyền quản lý hợp pháp và không có bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu nhà ở thì công nhận quyền sở hữu nhà ở đó cho người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở.
- Trong trường hợp nhà ở vắng chủ vì chủ sở hữu đi hoạt động cách mạng và đã chết mà không có người thừa kế, thì công nhận quyền sở hữu nhà ở đó cho người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở.
Thứ ba, tại thời điểm công nhận quyền sở hữu nhà ở không xảy ra tranh chấp.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.