Trong xã tôi có nhà ông T đang làm dịch vụ giặt các bao tải và rửa phế liệu, mặc dù là làm tư nhân với số lượng máy giặt ít nhưng nước xả thải từ việc giặt bao bì của nhà ông T gây ra ô nhiễm nguồn nước trong toàn khu vực nặng. Chúng tôi đã góp ý nhưng ông T không nghe, trường hợp này trình báo thì ông T sẽ bị xử lí như thế nào?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như trường hợp của ông T, việc ông T hoạt động kinh doanh dịch vụ rửa phế liệu và giặt bao bì là quyền tự do kinh doanh của ông T, tuy nhiên trong quá trình hoạt động ông T đã không xử lí vấn đề chất thải từ quá trình giặt và làm sạch phế liệu dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu dân sinh vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hành vi của ông T có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP.

Quy định tại Điều 14 Nghị định 179/2013/NĐ-CP:

Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường

“1. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);…”

Như vậy, trong trường hợp của bạn nên dùng biện pháp hòa giải để yêu cầu và thuyết phục ông T khắc phục hậu quả do hoạt động kinh doanh của ông T gây ra và có biện pháp xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường, nếu trường hợp ông T vẫn không hợp tác thì có thể làm đơn báo cáo lên Ủy ban nhân dân khu vực bạn sống để nhờ chính quyền can thiệp và xử lí.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

 

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer