Câu Hỏi:   
Thưa Luật sư, tôi hiện là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong một vụ án kinh doanh thương mại và đồng thời cũng là nguyên đơn trong một vụ án dân sự khác. Trong vụ án đầu tiên với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tôi đã đề nghị Tòa án triệu tập một người làm chứng tham gia tố tụng và đã được chấp thuận, nhưng phía Tòa án yêu cầu tôi phải cung cấp địa chỉ của người làm chứng này và có xác nhận của công an phường tại địa chỉ đó. Cũng tương tự trong vụ án tôi là nguyên đơn, Tòa đã trả lại đơn và yêu cầu tôi phải xác minh địa chỉ của bị đơn và có xác nhận của công an khu vực. Việc Tòa yêu cầu tôi như vậy có đúng hay không, bởi tôi đã đi xin xác nhận, nhưng công an phường đều trả lời không có trách nhiệm xác nhận cho tôi?

 

Trả lời:
Hiện nay, có một thực tế xảy ra là khi nộp đơn khởi kiện, bộ phận nhận đơn của Tòa án tại một số địa phương đều yêu cầu Người khởi kiện nói chung phải đi xác minh địa chỉ cư trú của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm, chứng tại công an phường xã. Những tưởng yêu cầu nêu trên của Tòa án là đơn giản nhưng thực tế việc này gây nhiều khó khăn cho đương sự khi thực hiện như: Cảnh sát khu vực (CSKV) không hỗ trợ xác minh, đương sự ở tại địa phương nhưng không đăng ký tạm trú dẫn tới CSKV không có căn cứ để xác nhận,…Việc đương sự không thực hiện được thủ tục xác minh nơi cư trú của bị đơn, đương sự khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích của những người tham gia tố tụng.

Quy định pháp luật đối với vấn đề này?

Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 164 quy định Đơn khởi kiện phải ghi rõ tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn cụ thể tại các Khoản 5,6,7 Điều 9 Nghị Quyết 05/2012/NQ-HĐTP như sau:

5. Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án. (…)

  1. Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
  2. Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơn khởi kiện, thì họ phải thực hiện việc tìm địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”Như vậy trong mọi trường hợp khi khởi kiện, người khởi kiện chỉ cần ghi đúng và đầy đủ địa chỉ của người bị kiện là đã đúng theo quy định của pháp luật, không có một quy định nào bắt buộc người khởi kiện khi khởi kiện phải liên hệ với CSKV của người bị kiện để đi xác minh địa chỉ của người bị kiện.


Đối với vấn đề tòa án từ chối nhận Đơn khởi kiện của người khởi kiện nếu không có xác nhận địa chỉ cư trú, trụ sở của Người bị kiện?

Theo quy định tại Điều 165 BLTTDS thì Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án tiếp nhận đơn (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện), tiến hành vào sổ nhận đơn và trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong những Quyết định sau đây:

(1) Tiến hành thụ lý vụ án nêu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

(2) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thảm quyền…;

(3) Trả lại Đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.


Căn cứ vào các quy định nêu trên có thể thấy ngoài đơn khởi kiện, người khởi kiện cần nộp thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, Văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của người bị kiện không phải là chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Trong mọi trường hợp, Tòa án đều phải nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của người khởi kiện (không bắt buộc phải đủ tài liêu), nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án có nghĩa vụ chuyển đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền khác giải quyết và thông báo cho người khởi kiện biết. Tòa án không có quyền từ chối đơn và hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện trong mọi trường hợp.
Việc Tòa  án tại một số địa phương từ chối nhận đơn và hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện với lý do người khởi kiện không có văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hoặc trụ sở của người bị kiện là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi ý kiến đóng ghóp hoặc thắc mắc thêm bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19006243 hoặc hòm thư congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer