Vợ chồng tôi cưới nhau 12 năm và đã có với nhau một con gái 10 tuổi. Thời gian trước, tôi phát hiện ra vợ ngoại tình và có con riêng với người khác nên đã ly hôn. Con gái sống với mẹ. Sau đó tôi mới biết bản thân mình mắc bệnh hiểm nghèo, sợ không còn sống được bao lâu nữa nên bây giờ tôi muốn lập di chúc để lại cho con gái căn nhà hiện tại tôi đang ở (căn nhà là tài sản riêng của tôi). Tuy nhiên vì cháu còn quá nhỏ nên tôi sợ mẹ cháu sẽ quản lý tài sản của cháu, mà tôi thì lại không muốn giao cho mẹ cháu quản lý. Vậy tôi phải làm sao thưa Luật sư?
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Bất kỳ ai khi lập di chúc định đoạt tài sản của bản thân cũng sẽ có các quyền theo quy định tại Ðiều 626 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, khi lập di chúc, bạn hoàn toàn có quyền chỉ định người quản lý căn nhà cho đến khi con gái bạn đủ 18 tuổi.
Bạn lập di chúc để lại căn nhà cho con gái 10 tuổi nên căn nhà đó sẽ được coi là tài sản riêng của con.
Căn cứ theo Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc quản lý tài sản riêng của con, theo đó đối với tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thường sẽ do cha mẹ quản lý.
Tuy nhiên trong trường sau đây, cha mẹ sẽ không được quản lý tài sản riêng của con:
+ Trường hợp 1: Con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự;
+ Trường hợp 2: Người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Do đó, nếu bạn không muốn vợ quản lý tài sản của con thì trong di chúc bạn cần bổ sung thêm nội dung về chỉ định người quản lý căn nhà cho con bạn cho đến khi cháu 18 tuổi. Khi đó vợ bạn sẽ không có quyền quản lý tài sản này nữa. Bên cạnh đó, để di chúc này có hiệu lực pháp luật thì bạn cần lưu ý đến các yếu tố về hình thức, nội dung di chúc. Bạn tham khảo tại Đây
-----------------------------------------------
Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Thừa kế - Di chúc tại Luật Sao Việt thực hiện cơ bản trên các phương diện sau:
- Cử Luật sư, Chuyên viên tham gia với tư cách là người đại diện hoặc/và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng để giải quyết các vụ việc về thừa kế tại Tòa án (tham gia tố tụng) ;
- Cử Luật sư, Chuyên viên đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến thừa kế;
- Thực hiện việc tư vấn pháp luật;
- Giúp khách hàng soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết vụ việc: di chúc, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn khiếu nại, đơn tố cáo…
- Làm việc với các cá nhân, cơ quan, tổ chức để thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ việc;
- Tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải để giải quyết vụ việc ở bất kỳ giai đoạn nào
Với phương châm hoạt động: “Luật Sao Việt - sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật”, Chúng tôi cam kết sẽ mang đến những dịch vụ pháp lý đảm bảo, an toàn, chất lượng tốt nhất xứng đáng với sự tin tưởng của Quý khách hàng.
=================
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hồ sơ vụ việc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT - TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6243
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
Địa chỉ: số 525 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: CongtyluatSaoViet@gmail.com