Tôi có mối quan hệ yêu đương với một phi công người Anh qua mạng xã hội. Sau một thời gian, anh ta đề nghị tặng quà và nữ trang, tiền mặt,… cho tôi. Anh ta xin địa chỉ và gửi quà, còn chụp cả hình ảnh gói quà cho tôi. Vài hôm sau thì có 1 người phụ nữ tự xưng là nhân viên hải quan sân bay Nội Bài gọi điện thoại cho tôi yêu cầu tôi đóng thuế hải quan bằng cách chuyển khoản 3000 USD vào một số tài khoản thì mới nhận được gói hàng. Tôi thấy nghi ngờ nên không đi đóng tiền, nhưng cả anh phi công và người phụ nữ đó đều thúc dục tôi đi đóng tiền để nhận quà vì có số tiền lớn bên trong. Vậy, đây có phải là lừa đảo hay không?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gừi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Trước hết, việc gửi tiền ngoại tệ kèm theo trong bưu kiện là vi phạm các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa, vật phẩm qua mạng bưu chính. Do đó, nếu thực sự người bạn trai nước ngoài của bạn gửi quà cho bạn bao gồm tiền mặt thì số tiền này sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật và bạn sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ mười đến hai mươi triệu đồng.

Thứ hai, đối với trường hợp hàng hóa được gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:

theo Điều 1 Quyết định 78/2010/QĐ-TTg quy định về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế thì hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Nếu hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị trên 1 triệu đồng phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, cụ thể:


Việc thực hiện nộp thuế, phí hải quan được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC ):

2. Doanh nghiệp chuyển phát nhanh được ủy quyền nộp thuế; tiền phạt; tiền chậm nộp; tiền thuế ấn định; phí hải quan; lệ phí hàng hóa quá cảnh thay cho chủ hàng theo quy định pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh dự kiến phát sinh phải nộp thuế; tiền phạt; tiền chậm nộp; tiền thuế ấn định; phí hải quan; lệ phí hàng hóa quá cảnh thay cho chủ hàng thì nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước.

3. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan sử dụng bảo lãnh chung của người nộp thuế: thư bảo lãnh chung phải được tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan được sử dụng.

4. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a.1) Tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, phí hải quan và tự chịu trách nhiệm đối với các tờ khai hải quan có thuế, lệ phí đã được làm thủ tục hải quan; tự xác định số tiền thuế, phí hải quan phải được nộp trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước;

a.2) Thực hiện thu, nộp phí hải quan theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-3.

Ngay cả khi người nộp thuế không phải doanh nghiệp chuyến phát nhanh thì người nộp thuế cũng phải nộp vào KHO BẠC NHÀ NƯỚC chứ không phải chuyển khoản cho cá nhân nào khác.

Thứ ba, Đối với trường hợp hàng hóa được gửi qua đường bưu điện:
Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC ) quy định:
“5. Trách nhiệm của Doanh nghiệp
b) Thay mặt chủ hàng (trừ trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục) làm thủ tục hải quan;
c) Xuất trình hồ sơ và bưu gửi để công chức hải quan kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;
d) Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành (nếu có);
e) Trường hợp thay mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục hải quan cho bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự), doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách về quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế, lệ phí, thu khác theo quy định của pháp luật;
g) Quản lý bưu gửi xuất khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan cho đến khi thực xuất khẩu và phát bưu gửi nhập khẩu sau khi bưu gửi đã hoàn thành thủ tục hải quan theo đúng địa chỉ người nhận trên bưu gửi;
h) Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan;
i) Lắp đặt hệ thống trang bị giám sát kết nối với cơ quan hải quan để phục vụ công tác giám sát hải quan tại các khu vực mở, chia bưu gửi;
k) Có trách nhiệm thông báo và giải thích cho chủ hàng biết những trường hợp bưu gửi không được xuất khẩu, nhập khẩu và phải xử lý theo quy định hiện hành về chính sách quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu và lý do mà cơ quan có thẩm quyền đã thông báo bằng văn bản;
l) Xử lý bưu gửi không chuyển phát được trong trường hợp bưu gửi đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định;
m) Gửi thông báo về thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản đến cơ quan hải quan. Thời gian gửi thông báo thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC Trường hợp cần làm thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cố định, không trùng với 08 giờ làm việc theo quy định, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản tới cơ quan hải quan về khung giờ làm việc và khoảng thời gian áp dụng khung giờ làm việc để cơ quan hải quan bố trí làm thủ tục hải quan.
n) Cung cấp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho chủ hàng để lưu giữ theo quy định trong trường hợp doanh nghiệp là người khai hải quan”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, việc nhân viên hải quan gọi điện yêu cầu bạn chuyển một khoản tiền “thuế hải quan” vào số tài khoản ngân hàng để được nhận hàng là không phù hợp. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo bằng cách lấy danh người nước ngoài để kết bạn làm quen qua mạng xã hội, ngỏ ý muốn tặng quà hoặc chuyển tiền về Việt Nam, sau đó, tiếp tục mạo danh là nhân viên hải quan, nhân viên sân bay để yêu cầu nạn nhân thực hiện việc chuyển một khoản tiền “thuế hải quan”, “tiền phạt”,… vào số tài khoản cá nhân. Các đối tượng lừa đảo còn làm giả các giấy tờ chuyển hàng, chụp hình ảnh kiện hàng rồi gửi cho các nạn nhân... để tạo niềm tin. Do vậy, đối với trường hợp này, bạn tuyệt đối không chuyển tiền và cần báo ngay cho các cơ quan chức năng như cơ quan Hải quan, cơ quan Công an để họ tiến hành xử lý.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailcongtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer