Hỏi: 

Năm 2006, anh Lê Đức Minh kết hôn với  chị Nguyễn Thị Dung. Tháng 8/2012 anh Minh và chị Dung đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông để lại 2 con nhỏ (1 trai 1 gái) mới 4 và 5 tuổi. Trước khi qua đời anh Minh chị Dung có để lại di chúc cho các con được thừa kế nhà đất và 200 triệu đồng đang cho vay lãi 1,5%/tháng và lập giấy ủy quyền cho anh Lê Đức Thịnh (là anh trai ruột) được quản lý nhà đất và số tiền cho vay đó đến khi các cháu tròn 18 tuổi thì giao lại cho các cháu. Sau khi anh Minh và chị Dung mất hai cháu sang ở với bà ngoại của của các cháu. Nay hoàn cảnh của bà ngoại các cháu gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Vậy bà ngoại của các cháu có được quyền yêu cầu anh Thịnh trao lại 200 triệu đồng đang cho vay để đảm bảo cho cuộc sống của các cháu không?
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 638 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra”. Như vậy khi anh Minh chị Dung qua đời đã lập di chúc để lại nhà đất và khoản tiền 200 triệu đồng cho các con và đã chỉ định anh Thịnh là người quản lý di sản đến khi các cháu trưởng thành anh sẽ giao lại cho các cháu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế. 
Nhưng theo điểm đ k1 và điểm d k2 điều 639 của Bộ luật dân sự 2005 quy định người quản lý di sản có nghĩa vụ  "Giao lại di sản cho những người thừa kế" "giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thưà kế". 
Do đó việc định đoạt 200 triêu đồng trong khối tài sản do vợ chồng anh Minh chị Dung để lại chỉ được thực hiện vì lợi ích chính đáng của các con của anh Minh chị Dung, cụ thể như để duy trì cuộc sống ăn học cho các cháu với điều kiện phải có sự thỏa thuận và đồng ý bằng văn bản với người thừa kế (ở đây là 2 cháu) nhưng các cháu là vị thành niên nên do bà ngoại các cháu là người đang trực tiếp nuôi dạy các cháu là người đại diện đương nhiên theo pháp luật. Song pháp luật không chỉ trao cho anh Thịnh nghĩa vụ bảo quản di sản mà còn trao cho anh quyền đại diện cho các cháu khi giao dịch với người khác về di sản đó (điểm a khoản 1 điều 640 Bộ luật dân sự 2005). Cho nên có thể vì nhu cầu cấp thiết nếu phải định đoạt khoản tiền 200 triệu đồng kia thì anh Thịnh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đặt lợi ích của các cháu lên trên hết.
Trong biên bản giao lại một phần di sản cần có chữ ký của bà ngoại cháu và anh có chứng nhận của UBND xã.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer