Anh A mua trả góp một chiếc xe nhưng chưa thanh toán hết, sau đó anh A bán lại cho tôi. Chúng tôi làm hợp đồng mua bán xe với nội dung anh A sẽ chi trả số tiền còn lại, nếu không trả được anh T sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm. Như vậy có được không?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thới Luật Sao Việt, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Xe anh A mua trả góp (tức là mua trả chậm, trả dần theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, Điều 453 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức mua trả chậm, trả dần như sau:
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên, bạn phải xác định chiếc xe thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Chiếc xe trả góp thuộc sở hữu của bên bán cho anh A. Khi đó nếu anh A không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán tiền trả góp cho bên bán thì họ có quyền lấy lại chiếc xe này. Đồng ngĩa với việc anh A bán chiếc xe cho bạn là trái pháp luật vì chiếc xe chưa thuộc sở hữu của anh A.
- Trường hợp 2: Chiếc xe trả góp thuộc sở hữu của anh A. Như vậy, anh A có quyền bán chiếc xe cho bạn và sẽ chịu trách nhiệm đối với bên bán trường hợp không thanh toán hết tiền trả góp. Bên bán xe cho anh A sẽ không được đòi lại chiếc xe đã bán cho bạn.
Để biết chính xác chiếc xe anh A mua trả góp thuộc trường hợp nào phải căn cứ vào thỏa thuận mua bán giữa anh A và bên bán xe. Do đó, trước khi mua bạn cần xem xét kỹ thỏa thuận mua trả góp của anh A và bên bán chiếc xe.
Để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243
E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com