Chị Phương: Gia đình tôi dự định mua một căn nhà ở phố Hàng Mã – Hà Nội. Tuy nhiên khi tìm hiểu, tôi mới biết ngôi nhà này đang bị thế chấp tại ngân hàng. Vậy nếu tôi vẫn muốn mua ngôi nhà này thì tôi có thể gặp phải những rủi ro gì? Làm thế nào để hạn chế bớt rủi ro? Mong Luật sư giúp đỡ!

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó “thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Khi thế chấp tài sản tại ngân hàng, bên thế chấp sẽ bị hạn chế một số quyền của chủ sở hữu theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015. Bên thế chấp chỉ được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, khi mua căn nhà đang bị thế chấp tại ngân hàng, bạn có thể gặp một số rủi ro như sau:

Thứ nhất, do các giấy tờ gốc đang bị giữ tại ngân hàng,vì vậy bạn không thể biết rõ và chính xác những thông tin về ngôi nhà mà mình định mua như chủ sở hữu, diện tích,..Có nhiều trường hợp, ngôi nhà do nhiều người cùng sở hữu và đứng tên, nếu không tìm hiểu kĩ thì việc phát sinh tranh chấp là điều khó tránh khỏi.

Thứ hai, theo khoản 5 Điều 321 BLDS 2015 nói trên, việc chủ sở hữu bán ngôi nhà này cho bạn phải được sự đồng ý và chấp thuận của bên nhận cầm cố. Kéo theo đó, thủ tục chuyển nhượng và sang tên ngôi nhà sẽ phức tạp và lâu hơn.

Để hạn chế bớt rủi ro khi mua nhà, bạn nên yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ những giấy tờ pháp lý liên quan tới căn nhà, giấy tờ chứng minh ngân hàng chấp thuận cho chủ sở hữu bán ngôi nhà. Trong trường hợp bên thế chấp được ngân hàng đồng ý cho bán ngôi nhà đó, bạn cần thỏa thuận với ngân hàng và bên bán về việc xóa đăng ký thế chấp. Ngoài ra, khi tiến hành giao dịch, bạn có thể làm biên bản cam kết giữa ba bên gồm người bán (bên thế chấp) - người mua - ngân hàng (bên nhận thế chấp) liên quan đến những việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán với bên mua và việc thanh toán khoản tiền nợ vay của bên bán với ngân hàng để ràng buộc giữa quyền, nghĩa vụ của ba bên với nhau về thanh toán tiền, xử lý tài sản thế chấp… 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer