Hỏi:
Chị Nguyễn Thị Nở ở Đắc Lắc hỏi: "Tôi lên thăm người nhà ở phường Hàng Bạc, Hà Nội trong thời gian ở đây tôi đã sinh con, hiện tại sức khoẻ của tôi còn rất yếu, tôi không thể về Đắc Lắc để đăng ký khai sinh ngay cho con tôi được. Vậy pháp luật quy định thế nào về thời hạn đăng ký khai sinh? Nếu tôi không thể quay về Đắc Lắc để đăng ký khai sinh cho con tôi ngay được thì tôi có thể đăng ký khai sinh cho con tôi ở đâu? "
Đáp:
Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”.
Bởi vậy trong trường hợp của chị Nở, chị có thể gửi giấy tờ vào Đắc Lắc để người cha cháu bé hoặc những người thân thích đi đăng ký khai sinh cho cháu trong Đắc Lắc trong thời hạn trên.
Trong trường hợp chị không thể quay ngay về Đắc Lắc và cũng không thể nhờ ai ở trong Đắc Lắc khai sinh cho cháu bé được thì sau này khi về chị có thể ra UBND cấp xã nơi chị sinh sống ở Đắc Lắc để làm thủ tục khai sinh cho cháu. Phường Hàng Bạc (nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú của chị) để đăng ký khai sinh cho cháu bé và UBND phường Hàng Bạc xẽ có trách nhiệm gửi thông báo kèm theo giấy đăng ký khai sinh cho UBND xã nơi chị có hộ khẩu thường trú.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Ngày 01/01/2017, tôi có cho anh B vay 1 tỷ đồng, thời hạn trả nợ là ngày 01/01/2018. Thỏa thuận này được lập thành văn bản, có ...
-
Tháng 5 năm 2023, tôi có cho bạn mình (tên H) vay 200 triệu đồng để giải quyết việc gia đình. Hai bên thỏa thuận miệng là H sẽ ...
-
Tháng 8 năm 2023, tôi có vay 300 triệu đồng từ ông Lê Văn Bình để phục vụ việc sửa chữa nhà. Hai bên thỏa thuận lập hợp đồng vay ...
-
Tôi tên là Lê Thị Hạnh, tôi có một mảnh đất được ông nội tặng cho từ năm 2010, đã làm đủ giấy tờ đứng tên và tôi cũng đã sử dụng ...
-
Xin chào Luật Sao Việt, tôi muốn được tư vấn về vấn đề như sau: Bố mẹ tôi do cần tiền để làm ăn kinh doanh nên đã cùng đứng tên ...