Vợ chồng tôi ly hôn được 3 năm. Trước khi ly hôn, vợ cũ của tôi đã ngoại tình với người đàn ông khác. Sau khi ly hôn, vợ cũ của tôi đã sinh được một người con, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cháu bé là con của tôi. Khi biết cháu bé không phải là con ruột của anh ta, anh ta đã bỏ đi và để vợ cũ của tôi nuôi con một mình. Tuy nhiên, vợ cũ tôi lại đặt tên con theo họ của người đàn ông kia. Vậy tôi có quyền nhận con không? Trong trường hợp được nhận con, tôi có quyền đề nghị đổi họ của cháu theo họ của tôi và tranh chấp quyền nuôi con với mẹ của cháu không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi. 

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

- Về vấn đề nhận con:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, nếu trường hợp bạn xác định thời điểm con được sinh ra thỏa mãn quy định nêu trên thì pháp luật thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Nếu không nằm trong trường hợp nêu trên, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ cha con và cung cấp những chứng cứ chứng minh mối quan hệ cha - con của bạn và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,... cho Toà án.

- Quyền đề nghị đổi họ cho con theo họ bố:

Sau khi được Tòa án xác định cháu bé là con mình, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ cho con.  Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 27 của Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp: “Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con”. Như vậy, bạn có thể áp dụng quy định này để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ cho con.

- Việc tranh chấp quyền nuôi con với mẹ của cháu bé:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây (khoản 2 Điều 84 Luật HNGĐ 2014):

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

Do đó, nếu bạn và vợ có thể thoả thuận để bạn trực tiếp nuôi con, hoặc bạn chứng minh được vợ mình không còn đủ điều kiện cần thiết (khả năng tài chính, thời gian dành cho con, chỗ ở ổn định) để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer