Người đi đường đi qua đường tàu hỏa mà bị tàu đâm thì lái tàu có chịu trách nghiệm trước pháp luật không?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

 Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy tắc giao thông đường bộ thì các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt là phương tiện ưu tiên. Người tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ đồng thời thực hiện quy định sau đây:

1. Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt.

2. Phải chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang và chỉ dẫn của các báo hiệu trong phạm vi đường ngang.

3. Khi có báo hiệu dừng bằng đèn tín hiệu (đèn đỏ sáng nháy), cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “Dừng xe”.

4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

5. Đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng, lắng nghe còi tàu, chú ý quan sát tàu đến từ xa ở 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện giao thông đường sắt tới đường ngang mới được đi qua và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.

Như vậy, nếu xảy ra tai nạn giao thông va chạm với tàu hoả, thì trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về người tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng các tổ chức, cá nhân tham gia vận hành giao thông đường sắt phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Một số quy tắc đối với người điều khiển tàu qua đường ngang như: khi sắp đến đường ngang, người điều khiển tàu phải kéo còi, chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang, chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang,… được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.

Theo những căn cứ trên, trong trường hợp này, người đi đường đi qua đường tàu hỏa khi tàu đang đi đến là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trong phạm vi đường ngang và nếu người người lái tàu tuân thủ đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về điều khiển tàu (khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT ) và các trách nhiệm liên quan khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt quy định tại Điều 44 Luật đường sắt 2017  thì khi xảy ra sự cố tai nạn đường sắt, người lái tàu không phải chịu trách nhiệm.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 
Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer