Hỏi: 

Ông Ngô Thuỵ Bằng bán cho ông Phạm Minh Tuấn một chiếc tivi Nhật cũ giá 200.000 đồng. Ông Tuấn đã giao 1/ 2 số tiền và đem tivi về sử dụng một tuần thì chẳng may tivi bị cháy màn hình. Ông Tuấn nói rằng Tivi của ông Bằng kém chất lượng nên yêu cầu ông Bằng phải nhận lại tivi và trả lại tiền cho ông. Vậy ông Bằng có  buộc phải nhận lại tivi và trả tiền đã nhận của ông Tuấn không?
 

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Liên quan tình huống này, các Điều 440, 444 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau:
Điều 440 Bộ luật dân sự 2005 quy định về "Thời điểm chịu rủi ro" trong hợp đồng mua bán tài sản
“1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”.
 
Điều 444 Bộ luật dân sự 2005 về “Bảo đảm chất lượng vật mua bán”
“1. Bên bán phải đảm bảo giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút  giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong các trường hợp sau đây:
      a/ Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua.
      b/ Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ.
      c/ Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật”.
 Ở đây khi mua chiếc ti vi ông Tuấn buộc phải biết rõ về chất lượng, khuyết tật của vật. Dân mình hay truyền miệng đồ Nhật (tức đồ do Nhật Bản sản xuất) thì tốt; đồ tốt tương ứng với giá thành cao, không lý gì ông Tuấn không biết điều này.
 Do đó, kể cả trong trường hợp ông Bằng không nói thì khi mua một chiếc ti vi do Nhật sản xuất với giá chỉ có 200.000 đồng thì ông Tuấn cũng đủ đoán biết được và buộc phải biết đó là đồ cũ hoặc có khuyết tật nào … thì giá mới rẻ như vậy. Khi đồng ý mua chiếc ti vi với giá rẻ, tức là ông Tuấn cũng đã chấp nhận chịu rủi ro, đây là sự thỏa thuận giữa hai bên “thuận mua vừa bán”. Như vậy, trong trường hợp này ông Bằng không buộc phải nhận lại ti vi và trả tiền lại cho ông Tuấn.
Đối với trường hợp sự cố hỏng ti vi không xuất phát từ bản thân chiếc ti vi Nhật cũ mà từ các yếu tố liên quan cách thức sử dụng của ông Tuấn (ví như  nguồn điện chỗ ông Tuấn sử dụng không ổn định … ) dẫn tới cháy màn hình. Điều này hiển nhiên không can dự tới ông Bằng và nếu ông Bằng và ông Tuấn không có thỏa thuận gì về việc chịu trách nhiệm rủi ro trong phạm vi thời gian một tuần thì ông Tuấn là người chịu trách nhiệm rủi ro trong trường hợp này.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer