Hỏi: 

Anh Nguyễn Quang Anh nợ chị Vũ Thị Thu Hà 20 triệu đồng. Nhưng anh Ngô Giang Nam lại nợ anh Nguyễn Quang Anh 30 triệu đồng. Đến thời điểm phải trả nợ anh Quang Anh không có khả năng trả nợ được chị Hà nên anh Nam, chị Thu Hà và anh Quang Anh làm một thoả thuận là anh Nam sẽ thay anh Quang Anh trả nợ cho chị Vũ Thị Thu Hà (cả ba bên đã ký vào thoả thuận). Nhưng sau đó anh Nam bị vỡ nợ nên không có khả năng trả nợ cho chị Hà. Vì không đòi nợ được anh Nam nên chị Thu Hà quay lại đòi anh Quang Anh số tiền trên. Nhưng anh Quang Anh không đồng ý và nói rằng "Tôi, chị và anh Nam đã thoả thuận là anh Nam trả nợ thay tôi ,chị đã đồng ý và ký vào thoả thuận rồi. Nên tôi không phải có nghĩa vụ trả nợ cho chị nữa". Vậy theo quy định của pháp luật thì trường hợp trên được giải quyết thế nào?
 

Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Điều 449 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 449. Mua bán quyền tài sản
1. Trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định”.
Trong tình huống này:
- Đối tượng được đem ra thỏa thuận mua bán: Quyền đòi nợ 20 triệu đồng từ anh Nam (quyền đòi nợ là quyền tài sản và được phép chuyển giao cho người khác).
- Bên bán: Anh Quang Anh
- Bên mua: chị Hà
- Người mắc nợ: Anh Nam
- Mục đích việc mua bán này là thanh lý nợ giữa anh Quang Anh và chị Hà, 20 triệu giữa anh Quang Anh và anh Nam thông qua việc chuyển giao quyền đòi nợ giữa các bên.
Trường hợp 1. Khi ký hợp đồng ba bên, anh Quang Anh có cam kết đảm bảo khả năng trả nợ của anh Nam.
Trong trường hợp này, anh Quang Anh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh lý khoản nợ 20 triệu đồng cho chị Hà khi anh Nam bị vỡ nợ không có khả năng chi trả. Bởi, khi anh Quang Anh đảm bảo, ràng buộc trách nhiệm của anh về việc anh Nam chắc chắn có khả năng thanh toán nợ thì chị Hà mới đồng ý mua.
Trường hợp 2. Khi ký hợp đồng ba bên, anh Quang Anh không có cam kết đảm bảo khả năng trả nợ của anh Nam.
Trong trường hợp này, anh Quang Anh không phải liên đới chịu trách nhiệm thanh lý nợ cho chị Hà khi anh Nam vỡ nợ. Bởi khi ký hợp đồng chị Hà đã chấp nhận việc chuyển giao quyền đòi nợ, chị sẽ đòi anh Nam chứ không đòi anh Quang Anh nữa, ngay cả khi anh Quang Anh không cam kết đảm bảo gì (rủi ro là có thể) (hay nói cách khác là chị Hà chấp nhận rủi ro).

Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer