Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2016/TT-BYT năm 2014 của Bộ y tế thì các trường hợp được trợ cấp tai nạn lao động bao gồm:
1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
Do đó, trường hợp của bạn cũng thuộc vào trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Để có thể đảm bảo quyền hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội do tai nạn lao động của bạn cần xác định các vấn đề sau:
1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Giám định thương tật do tai nạn lao động: Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định.
- Hồ sơ bạn cần chuẩn bị đề nghị giám định lần đầu bao gồm:
+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cho bạn (theo mẫu tại phụ lục 4 thông tư 14/2016/TT-BYT).
2. Thời điểm hưởng trợ cấp
- Khi bạn điều trị xong và ra viện;
- Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tái phát thì được giám định lại mức suy giảm lao động. Thời điểm hướng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đông giám định y khoa.
- Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN
a, Điều kiện: Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b, Thời gian nghỉ:
- Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c, Mức hưởng:
- Bằng 30% mức lương cơ sở/ngày.
Trên đây những quyền lợi bạn được hưởng đối với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, Điều 144 Bộ Luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi ý kiến thắc mắc thêm và cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19006243 hoặc hòm thư congtyluatsaoviet@gmail.com