Cho tôi hỏi: Bố tôi dành dụm được một khoản tiền muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng hiện giờ ông đang điều trị bệnh, việc đi lại, di chuyển khá khó khăn. Nếu vậy bố tôi có thể ủy quyền cho tôi gửi tiết kiệm tại ngân hàng thay ông được không? Thủ tục như thế nào?
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN:
“Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
Theo quy định nêu trên thì cá nhân, tổ chức có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng qua 2 hình thức:
- Trực tiếp gửi tền tại ngân hàng
- Gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật
Trong đó việc xác định người đại diện theo pháp luật của cá nhân, pháp nhân như sau:
Đối với cá nhân:
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đối với pháp nhân: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;…
Như vậy, bố bạn không thể ủy quyền cho bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, thay vào đó để gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bố bạn có thể lựa chọn hình thức mở tài khoản và gửi tiết kiệm online hoặc đăng ký người giám hộ để gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.
Lưu ý: Mặc dù cá nhân không thể ủy quyền cho người khác thực hiện gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nhưng có thể ủy quyền rút sổ tiết kiệm tại ngân hàng theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 và Quy định về tiền gửi tiết kiệm
Bên cạnh thủ tục gửi tiền tiết kiệm, pháp luật cũng quy định một số trường hợp cá nhân phải tự thực hiện công việc/ thủ tục mà không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay, cụ thể như sau:
Những trường hợp không được ủy quyền thường gặp |
|
Thủ tục |
Căn cứ pháp lý |
Đăng ký kết hôn |
Quyết định 3814/QĐ-BTP |
Ly hôn |
khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 |
Đăng ký nhận cha, mẹ, con |
khoản 1 điều 25 Luật Hộ tịch 2014 |
Công chứng di chúc của mình
|
Theo Điều 56 Luật công chứng 2014 |
Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 |
Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 |
Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân
|
điểm b khoản 3 Điều 15, điểm b khoản 2 Điều 26, điểm b khoản 3 Điều 60, điểm b khoản 2 Điều 69 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 |
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com