Hỏi:
- Anh Bình cho chị An vay 5 triệu lãi suất 5% một tháng. Hai bên thoả thuận cùng ký vào giấy viết tay với lãi suất trả hàng tháng, thời hạn 1 năm trả gốc.
- Anh Cường cho chị An vay 5 triệu lãi suất như Ngân hàng cùng thời điểm, hai bên thoả thuận ký giấy biên nhận số tiền người vay, người nợ đầy đủ. Lãi trả hàng tháng, gốc trả sau một năm.
- Chị Dung cho chị An vay 10 triệu (vay hộv từ Ngân hàng) 2 bên thoả thuận và ký giấy biên nhận đầy đủ; lãi trả hàng tháng, gốc trả sau 2 năm.
Cả 3 bản hợp đồng này đều không được thực hiện như cam kết:
- Anh Bình chỉ thu được tổng cộng 5triệu
- Anh Cường thu được 1/2 lãi còn 1/2 lãi và gốc đã quá hạn chị An chưa trả = 6.500.000đ
- Chị Dung thu 1/2 lãi còn 1/2 lãi và gốc quá hạn chị An chưa trả = 15triệu.
Hiện nay anh Bình, anh Cường, chị Dung đòi chị An phải thực hiện cam kết đã ký. Không thoả thuận hoà giải được anh Bình, anh Cường, chị Dung đưa đơn ra Toà án, tổng số tài sản trong nhà chị An có 17 triệu. Tổng số chị An nợ của Bình, Cường, Dung là 26,5 triệu.
Vậy theo quy định của pháp luật thì trường hợp này được giải quyết như thế nào ?
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Theo các qui định từ Điều 467 đến Điều 475 Bộ luật Dân sự thì Ba hợp đồng nêu trên (hợp đồng giữa chị An và anh Bình, giữa chị An và anh Cường và giữa chị An và chị Dung đều là hợp đồng vay tài sản). Các nội dung bạn hỏi sẽ được giải quyết như sau:
1/ Về lãi suất trong các hợp đồng:
Tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự qui định “ lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng ”.
Khoản 2 Điều 473 “trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc cho vay nhưng không xác định rõ lãi suất hoăc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Như vậy nếu có tranh chấp về lãi suất đối với ba hợp đồng mà chị An lập với anh Bình, anh Cường, chị Dung thì việc giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào quy định này.
Các hợp đồng giữa chị An và anh Bình, anh Cường, chị Dung do không đưa ra chính xác thời điểm ký kết hợp đồng nên có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
- Nếu lãi suất theo hợp đồng vượt quá 50% lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng thì Toà án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu từng phần; cụ thể ở đây là vấn đề lãi suất được tính cho khoản vay là lãi suất cao nhất do ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng.
- Nếu lãi suất theo hợp đồng không vượt quá 50% lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng thì Toà án sẽ áp dụng lãi suất đó đối với khoản vay.
- Nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc cho vay nhưng không xác định rõ lãi suất hoăc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
2/ Về việc phân chia tài sản bảo đảm thi hành án:
Căn cứ vào số tiền gốc, lãi vay và thời hạn nợ quá hạn của các khoản nợ và số tiền mà chị An đã trả cho Bình, Cường, Dung toà án xác định số tiền để buộc chị An phải trả cho Bình, Cường, Dung. Tuy nhiên, do tổng giá trị tài sản của chị An chỉ có 17 triệu đồng trong khi số nợ của chị An đối với Bình, Cường, Dung lại lớn hơn số 17 triệu đồng nên Bình, Cường, Dung sẽ chỉ nhận dược từ số tiền bán tài sản của chị An theo tỷ lệ số tiền mà mình đã cho chị An vay.
Trên đây là tư vấn của công ty luật Sao Việt, nếu có thêm thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 6243.