Bà Hồng có dùng mảnh đất của bà để thế chấp vay tiền ngân hàng, nay ngân hàng liên lạc cho bà để bà thanh toán khoản nợ đến hạn nhưng bà đã không còn ở nơi cư trú hơn 2 năm, vậy ngân hàng có được quyền bán mảnh đất đó để thu hồi nợ không ạ? nếu có thì cần làm thủ tục gì?
Theo nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 58, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, nếu giữa ngân hàng và bà Hồng đã thỏa thuận với nhau về phương thức xử lý tài sản thì ngân hàng có thể tự mình thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đối với phương thức xử lý đó để xử lý tài sản bảo đảm mà không cần ý kiến hoặc văn bản ủy của bà Hồng ở tại thời điểm ngân hàng xử lý tài sản.
Nếu ngân hàng và bà Hồng không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thủ tục bán đấu giá như sau:
-Ngân hàng với tư cách là người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, hình thức bán đấu giá được quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP này để bán đấu giá tài sản.
-Xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Căn cứ Điểm e, Điều 23, Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì ngân hàng có quyền tự mình xác định mức giá khởi điểm hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác xác định mức giá khởi điểm.
-Ngân hàng tiến hành ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá, nội dung của hợp đồng phải theo quy định tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
-Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá. Tổ chức bán đấu giá sẽ tiến hành việc niêm yết công khai việc bán đấu giá theo quy định tại Điều 28, Nghị định 17/2010/NĐ-CP. Những người tham gia mua tài sản đấu giá sẽ liên hệ với tổ chức bán đâú giá để được tham gia đấu giá.
-Ngân hàng trả phí cho tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Điều 43, Nghị định 17/2010/NĐ-CP.