Anh chị tôi chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn và sinh được một người con năm nay 4 tuổi (đăng ký khai sinh bố, mẹ là anh chị tôi). Hai người đã bỏ nhau gần 1 năm nay, để lại đứa con 4 tuổi cho tôi và mẹ tôi nuôi. Hiện nay, tôi đang là sinh viên và mẹ tôi đã nghỉ hưu. Tôi có thể yêu cầu anh chị tôi phải cấp dưỡng nuôi cháu cho đến khi trưởng thành được không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, câu hỏi của bạn Công ty Luật TNHH Sao Việt xin tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 5, 6, 27 Luật trẻ em 2016 quy định không phân biệt đối xử với trẻ em và cấm bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em; Điều 15 quy định về quyền của trẻ em và các Điều 22, 96 về quyền được sống và bảo đảm cho trẻ được sống chung với cha, mẹ; Điều 98 chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em thì trẻ em không phân biệt giới tính, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,.. đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ thì đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này. Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Điều 119 quy định trong trường hợp người cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, mẹ bạn (là bà nội/ngoại của cháu) theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 là người giám hộ đương nhiên của nên có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh, chị của bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con.
Về trách nhiệm hành chính: Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định mức xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com