Tôi và chồng chung sống không hạnh phúc vì chồng tôi cờ bạc lại có tính vũ phu, hay đánh đập vợ con. Khi tôi đề cập đến vấn đề ly hôn, ban đầu chồng tôi đồng ý nhưng về sau lại không chịu ký đơn và nói sẽ không ra Tòa. Vậy nếu như tôi đơn phương ly hôn mà khi ra tòa chồng tôi không đến thì phải làm thế nào ạ?
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Việc cho ly hôn này căn cứ việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, bạn có quyền đơn phương ly hôn và nộp đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương khi chồng có hành vi bạo lực gia đình, nợ nần cờ bạc. Nếu chồng bạn không hợp tác, không đến tòa để giải quyết việc ly hôn thì theo quy định tại khoản 1 điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án sẽ căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:
- Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Theo quy định nêu trên, nếu đã triệu tập chồng bạn đến lần thứ hai mà anh ta vẫn vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai người mà không cần đến sự có mặt của anh ta tại tòa.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:
- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243
Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com